Điều trị ung thư bằng... sữa của con gái
17:41', 22/4/ 2009 (GMT+7)

Bài báo về gia đình ông Tim Browne đăng trên tạp chí "Ý tưởng mới". (Ảnh: New Idea)

Hôm 20.4, tạp chí “Ý tưởng mới” của Australia đăng câu chuyện về ông Tim Browne, người đã kiên trì uống sữa của cô con gái mới sinh trong nỗ lực chống lại căn bệnh ung thư ruột kết. Những chuyển biến tích cực ban đầu của căn bệnh cho thấy sức mạnh tuyệt vời của sữa mẹ trong cuộc sống con người.

Sự thần kỳ của sữa mẹ

Tháng 6.2007, sóng gió ập đến với gia đình ông Tim Browne, 67 tuổi, khi ông bị mắc bệnh ung thư. Tin buồn đến vào đúng thời điểm 1 tuần trước đám cưới của cô con gái Georgia Browne. Cuộc đại phẫu sau đó vài ngày chỉ có thể giúp ông Tim tạm qua được cơn đau để dự đám cưới của con gái, nhưng không thể ngăn cản sự phát triển trở lại của khối u đã chớm vào giai đoạn cuối.

Sau khi sinh con vào tháng 7.2008, cô Georgia tình cờ xem một bộ phim tài liệu về một người đàn ông ở Mỹ bước đầu thành công trong việc điều trị ung thư nhờ việc uống sữa mẹ. “Tôi tìm kiếm trên mạng và một số nghiên cứu quan trọng tại Mỹ và khu vực Scandinavia khẳng định những tác động tích cực của sữa mẹ lên các khối u”, Georgia kể lại, “Ban đầu tôi nghĩ đó là một ý tưởng điên rồ, nhưng sau khi chia sẻ với bố, chúng tôi đã quyết định để bố uống sữa của tôi. Thật tuyệt vời khi cả mẹ và anh em trong gia đình đều đồng ý với ý tưởng này”.

Hơn 6 tháng qua, Georgia Browne thực hiện công việc được cho là bất thường của một người mẹ, đó là chia sẻ bầu sữa của cậu con trai 8 tháng tuổi cho người cha đang mắc bệnh ung thư. Hằng ngày, ông Tim Browne bắt đầu ngày mới bằng một bát sữa do con gái cung cấp, với hy vọng nâng cao sức đề kháng của cơ thể để có thể điều trị bệnh một cách hiệu quả.

Những nỗ lực và niềm tin của gia đình Browne đã đem lại những tín hiệu sáng sủa. Theo đánh giá của gia đình, ông Tim cũng đã có sự hồi phục về sắc thái và tỏ ra nhanh nhẹn hoạt bát hơn trước rất nhiều.

Sữa mẹ - hi vọng mới cho người mắc bệnh ung thư?

Dù chưa trở thành liệu pháp chính thức điều trị ung thư, nhưng các kết quả nghiên cứu bước đầu của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ung thư cho thấy, sữa mẹ hoàn toàn có thể là một phần quan trọng trong cuộc chiến chống ung thư của con người.

Đáng chú ý nhất là một loạt những nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học Walter Fischer, Lotta Gustafsson, Ann-Kristin Mossberg, Janne Gronli, Sverre Mork, Rolf Bjerkvig, Catharina Svanborg đến từ Đại học Lund (Thuỵ Điển), Haukeland (Na Uy) và một số trung tâm nghiên cứu khác. Tiến sỹ Catharina Svanborg (Đại học Lund) được coi là người đi tiên phong trong việc nghiên cứu sữa mẹ phục vụ mục đích điều trị ung thư từ những năm 1990.

Tháng 1.1999, bà và các cộng sự công bố kết quả nghiên cứu chứng minh rằng, trong môi trường axit của hệ tiêu hoá ở trẻ em, loại protein alpha-lac thông thường được tìm thấy trong sữa mẹ có thể chuyển hoá thành một hợp chất có thể tiêu diệt các chất gây ung thư và những tế bào có nguy cơ gây hại khác như vi khuẩn pneumonococcus. Loại protein mới biến đổi này được đặt tên là HAMLET. Tháng 3.2004, tiến sĩ Svanborg đã cho đăng trên tạp chí chuyên về bệnh ung thư “Cancer Research” số 64 bài viết “Những kết quả nghiên cứu này cho thấy HAMLET là một ứng cử viên mới trong liệu pháp điều trị ung thư” để khẳng định những phát hiện của nghiên cứu này.

Năm 2005, hãng tin BBC đưa tin về một người Mỹ tên là Howard Cohen sau khi đọc được những thông tin từ bài nghiên cứu này đã quyết định uống sữa mẹ được mua từ ngân hàng sữa mẹ California. Đến năm 2008, Đài truyền hình WFAA-TV ở bang Texax (Mỹ) cũng đưa tin về nhiều bệnh nhân ung thư chuyển sang điều trị bằng việc uống sữa mẹ, khiến nhu cầu của một số ngân hàng sữa mẹ đã tăng lên gấp 300 lần chỉ trong vòng 3 năm. “Sữa mẹ có thể giúp bảo vệ các tế bào khoẻ và tiêu diệt các tế bào ung thư. Một vài bệnh nhân khỏi bệnh tin rằng sữa mẹ đã giúp họ tăng cường sức đề kháng để tiêu diệt tế bào ung thư”, tiến sỹ June Meymand thuộc một trung tâm điều trị ung thư cho biết.

Những căn cứ khoa học nhất định mở ra một hi vọng rằng sữa mẹ sẽ là một lựa chọn mới trong liệu pháp điều trị ung thư. Tuy vậy, “thật khó để có thể biết chính xác sữa mẹ hoạt động ra sau khi tác động với khối u. Đây là một hướng đi hứa hẹn, nhưng thực sự còn đòi hỏi rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa”, tiến sĩ John Stevens thuộc American Cancer Society (Mỹ) nhận định.

. Theo NLĐ/Gia đình& Xã hội

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Làm sao để rau sống vô trùng?  (22/04/2009)
Gia tăng bệnh nhân mắc bệnh sán lá gan lớn  (22/04/2009)
Uống rượu nhiều có nguy cơ bị teo não  (21/04/2009)
Bill Gatess tài trợ cho nông dân Việt Nam học máy tính  (21/04/2009)
Nhập viện do trồng cây cảnh trong nhà  (20/04/2009)
Ngâm thơ phòng bệnh  (20/04/2009)
Tìm ra vật chất cứng hơn thép 10 tỷ lần  (20/04/2009)
Loài thực vật mới mang tên Obama  (20/04/2009)
Phòng chống ung thư bằng gấc  (19/04/2009)
Internet sẽ sớm lấn át TV trong các gia đình  (19/04/2009)
Những phụ nữ khuyết tật và khát vọng được học  (19/04/2009)
6 bí quyết của một bà mẹ tuyệt vời  (17/04/2009)
Vén màn bí ẩn xác chết tươi nguyên sau 89 năm  (17/04/2009)
Những động tác cấm kỵ với người già   (17/04/2009)
Xác định được hợp chất ngừa cúm gia cầm  (16/04/2009)