BVĐK TỈNH:
Lần đầu tiên nối thành công bàn tay đứt lìa
8:20', 24/4/ 2009 (GMT+7)

Lúc 11 giờ ngày 17.4, trong một phút bất cẩn khi đang làm việc, anh Nguyễn Văn Tâm, 37 tuổi, là thợ cơ khí ở Bắc Phương Danh, thị trấn Đập Đá, huyện An Nhơn, đã bị máy cán cắt tôn cắt đứt lìa bàn tay phải.

 

Anh Tâm hiện đã ổn định sức khỏe và đang được chăm sóc tại BVĐK tỉnh. Ảnh: Bảo Nguyên

 

35 phút sau đó, nạn nhân được đưa vào BVĐK tỉnh cùng bàn tay đứt lìa được bảo quản bằng bọc trong túi nylon ngâm trong thùng đá lạnh. Các bác sĩ đã tiến hành ca mổ vi phẫu cấp cứu nối bàn tay để kết xương, nối lại mạch máu nuôi dưỡng phần bàn tay đứt lìa, toàn bộ thần kinh, gân cơ. Ca mổ kéo dài trong 5 giờ, từ 12 giờ 30 đến 17 giờ 30, cuối cùng đã thành công, bàn tay đứt lìa của anh Tâm đã được nối liền.

Đến nay, đã là ngày thứ 6 sau mổ, nạn nhân đã cử động được các ngón. Anh Tâm hiện vẫn đang nằm điều trị ở khoa Ngoại Chấn thương - Bỏng của bệnh viện.

Việc nối lại bàn, ngón tay và bàn, ngón chân đứt lìa đã được thực hiện thành công ở các bệnh viện lớn từ lâu. Trước đây, tại BVĐK tỉnh, các bác sĩ cũng đã cố gắng nối lại các ngón tay, bàn tay chân bị đứt lìa, nhưng sau mổ 3-5 ngày kết quả đều thất bại. Theo thạc sĩ - bác sĩ Nguyễn Kế Lạc, người trực tiếp thực hiện ca mổ của anh Tâm, nhờ áp dụng kỹ thuật vi phẫu, hiện tại các ca đứt lìa bàn, ngón tay và bàn, ngón chân có thể nối thành công nếu phần chi đứt lìa được bảo quản đúng cách và nạn nhân được đưa vào bệnh viện sớm trong vòng 4-6 giờ.

Kết quả này mở ra nhiều hy vọng cho các nạn nhân bị tai nạn lao động. Việc khâu nối thành công phần tay chân đứt lìa sẽ đem lại khả năng lao động, thẩm mỹ và tâm lý tốt cho nạn nhân hòa nhập cùng cộng đồng.

Cũng theo bác sĩ Nguyễn Kế Lạc, nếu nạn nhân bị đứt lìa tay chân, phải bình tĩnh sơ cứu đầy đủ trước khi chuyển đến cơ sở y tế. Việc sơ cứu bao gồm dùng vải, gạc, băng sạch, vô trùng càng tốt, băng chặt vào phần tay chân còn lại để cầm máu, tránh dùng dây cao su buộc garô vì nếu để lâu có thể hoại tử tay chân. Phần tay chân bị đứt lìa cần rửa nước sạch, bọc bằng gạc vải ẩm bỏ vào một hoặc nhiều lần túi nylon cột kín cho khỏi lọt nước rồi bỏ vào thùng đá lạnh để bảo quản được lâu khi vận chuyển xa.

  • Bảo Nguyên
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phát hiện 2 hành tinh có đặc điểm tương tự Trái Đất  (23/04/2009)
Cơ hội kinh doanh từ 3G  (23/04/2009)
Nhai kẹo cao su có thể giúp trẻ học tốt hơn   (23/04/2009)
Tháng vệ sinh an toàn thực phẩm ở Hoài Nhơn   (23/04/2009)
Ứng dụng công nghệ thông tin có hiệu quả   (23/04/2009)
Ngày trái đất và “thế hệ xanh”  (22/04/2009)
Phát hiện hang động lớn nhất thế giới  (22/04/2009)
Điều trị ung thư bằng... sữa của con gái  (22/04/2009)
Làm sao để rau sống vô trùng?  (22/04/2009)
Gia tăng bệnh nhân mắc bệnh sán lá gan lớn  (22/04/2009)
Uống rượu nhiều có nguy cơ bị teo não  (21/04/2009)
Bill Gatess tài trợ cho nông dân Việt Nam học máy tính  (21/04/2009)
Nhập viện do trồng cây cảnh trong nhà  (20/04/2009)
Ngâm thơ phòng bệnh  (20/04/2009)
Tìm ra vật chất cứng hơn thép 10 tỷ lần  (20/04/2009)