Cảnh báo về nguy cơ kết hợp vi rút H1N1 với H5N1
16:59', 10/5/ 2009 (GMT+7)

Giải mã vi rút H1N1.

Cúm gia cầm khiến hơn 60% nạn nhân nhiễm bệnh tử vong nhưng lại không lây từ người sang người. Còn vi rút cúm H1N1 lây lan nhanh qua cái bắt tay hay hắt hơi nhưng lại không gây tử vong nhiều. Vậy điều gì xảy ra khi chúng kết hợp với nhau?

Kịch bản mà một số nhà khoa học đặt ra là: 2 loại vi rút này gặp nhau, có thể là ở châu Á, nơi cúm gia cầm vốn là một bệnh mang tính đặc trưng vùng, và rồi kết hợp với chủng cúm mới, làm tăng khả năng phát tán và gây chết người.

Các nhà khoa học không dám chắc kịch bản này sẽ xảy ra như thế nào nhưng nhấn mạnh rằn vi rút cúm H1N1 là sự pha trộn của vi rút cúm lợn, cúm người và cúm gia cầm và bản thân vi rút này đã cho thấy sự “biến hóa thần thông” của nó so với các chủng vi rút cúm khác.

“Vi rút này dường như có khả năng kết hợp với các chủng gien khác”, nhà vi trùng học hàng đầu, TS Robert Webster, người đã cùng với nhóm nghiên cứu của mình phát hiện ra “thủy tổ” của chủng vi rút cúm ngày nay ở 1 trang trại nuôi lợn vào năm 1998.

Chủng cúm mới này, được gọi tên là H1N1, hiện đã gây bệnh cho hơn 2.300 người ở 24 quốc gia. Trong khi cúm gia cầm chỉ lây qua người từ các loài chim, gà (vi rút H5N1), không lây từ người sang người, mà đã giết chết ít nhất 258 người trên toàn thế giới kể từ khi nó bùng phát tại châu Á vào năm 2003.

Tổ chức Y tế thế giới đã thông báo về 2 trường hợp nhiễm vi rút cúm gia cầm mới vào hôm thứ 4 vừa rồi. Một bệnh nhân ở Ai Cập, 1 ở Việt Nam đã tử vong -  điều này nhắc nhở chúng ta rằng vi rút H5N1 không hề xa xôi.

Các chuyên gia cũng lo ngại rằng vi rút cúm gia cầm có thể biến đổi và dễ lây lan hơn. Đã từng có 3 đại dịch cúm trên thế giới: đó là đại dịch cúm Tây Ban Nha 1918, đại dịch cúm châu Á 1957 - 58 và đại dịch cúm tại Hồng Công 1968 - 69 và đều liên quan với gia cầm, dù một số nhà khoa học tin rằng lợn là thủ phạm gây ra đại dịch năm 1918.

Một số nhà khoa học cho rằng cúm gia cầm mới là đáng lo ngại nhất. Loại cúm này đã gây ra dịch lớn ở châu Á và châu Phi và nhiều trường hợp cúm H1N1 đã xuất hiện ở Hàn Quốc và Hồng Công. Nếu xảy ra sự kết hợp giữa vi rút cúm H1N1 với chủng cúm H5N1 đang lưu hành ở Indonesia, Ai Cập và Trung Quốc thì sẽ thực sự là 1 đại họa.

Phát ngôn viên của WHO, ông Dave Daigle cho biết: Hiện WHO chưa có bất kỳ bình luận nào về những lo ngại của các nhà khoa học về viễn cảnh họ chỉ ra.

Malik Peiris, một chuyên gia về cúm tại trường ĐH Hồng Công, cho biết: điều đáng lo lắng nhất hiện nay chính là chủng cúm H1N1 này có thể kết hợp với các vi rút cúm thường, như cúm mùa chẳng hạn. Và chưa ai dám chắc sự kết hợp này sẽ tạo ra cái gì. Nhưng ông cho biết có nhiều dấu hiệu cho thấy viễn cảnh này có thể trở thành sự thật. Peiris lưu ý rằng vi rút cúm H1N1 đã lây từ người sang lợn (tại 1 trang trại ở Canada) khiến cho 220 con lợn bị cúm. Điều này cho thấy vi rút có thể dễ dàng biến đổi như thế nào.

“Một khi lây sang lợn, nó hoàn toàn có thể lây từ lợn sang người. Vì thế, cơ hội để biến kết hợp với vi rút ở lợn là hoàn toàn có thể xảy ra”, ông Peiris nhấn mạnh. Ông cũng nói thêm rằng cho tới bây giờ, cúm gia cầm chưa gây bệnh ở lợn nhưng mọi chuyện đều có thể xảy ra.

Theo thử nghiệm mới nhất của TT Kiểm soát dịch bệnh Mỹ, sự kết hợp giữa chủng H1N1 với H5N1 lại làm cho vi rút yếu đi. Nhưng với, Webster, chuyên gia có 40 năm kinh nghiệm về cúm gia cầm, thì “Việc đánh giá thấp vi rút cúm H1N1 sẽ có thể là một sai lầm khủng khiếp”.

Vi rút H1N1 vẫn chưa “trưởng thành”, nó vẫn còn ở trong giai đoạn “ẵm ngửa” và đang lớn lên. Vi rút này đang được “gây giống” trên khắp thế giới và chờ đợi cơ hội. Chúng ta phải hành động như thế nào đây, để nó suy yếu hoặc trở thành 1 hung thần?”.

. Theo Dân Trí

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Xem mọi kênh truyền hình thế giới miễn phí trên PC  (10/05/2009)
Chế tạo thành công hệ thống tách dầu khỏi nước  (10/05/2009)
Hạnh phúc vì được làm mẹ   (09/05/2009)
7 dấu hiệu nên đưa bé đi khám sớm  (08/05/2009)
Những chuyện bí ẩn về não người  (08/05/2009)
Tăng cường hệ miễn dịch để phòng cúm A  (07/05/2009)
Tại sao phải uống thuốc với nhiều nước?  (07/05/2009)
Cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà quản lý  (07/05/2009)
Ngành y tế chủ động ứng phó  (07/05/2009)
Phát hiện nguồn gốc của virus cúm A (H1N1)  (05/05/2009)
Bí mật xác voi ma mút 37.000 năm tuổi  (05/05/2009)
Gene là thủ phạm gây cơn tam bành  (05/05/2009)
Việt Nam đứng thứ 2 Đông Nam Á về tấn công mạng  (04/05/2009)
“Thanh lọc” cơ thể bằng rau quả  (04/05/2009)
Kích thích hệ miễn dịch, tự chữa khỏi ung thư  (04/05/2009)