Cai nghiện net - cuộc chiến thực sự ở Trung Quốc
17:15', 12/5/ 2009 (GMT+7)

Trung Quốc có khoảng 300 triệu người sử dụng web.

Cho dù đang là ngày nghỉ lễ, Wang Hongxia vẫn buộc con trai ra khỏi nhà. Viên kế toán 45 tuổi này đã quyết định đưa cậu con trai 12 tuổi tới thành phố Tây Bắc Xian, cách Bắc Kinh hơn 700 dặm, vào một doanh trại quân đội.

Cũng như nhiều bậc phụ huynh khác, Wang cảm thấy không còn sự lựa chọn nào khác khi sự việc đã vượt ra khỏi tầm kiểm soát. Anh đã đánh con trai vì nó đã chống lại anh sau khi không được phép động vào máy tính.

Với khoảng 300 triệu người sử dụng web, nhiều nhất thế giới, Trung Quốc đang phải vật lộn với nạn dịch nghiện internet trong giới trẻ. Kể từ khi thành lập năm 2004, cơ sở đầu tiên điều trị chứng nghiện internet - Trung tâm sức khỏe tâm thần thanh niên Trung Quốc - đã tiếp nhận hơn 3.000 bệnh nhân.

Trung tâm hoạt động trên cơ sở tiêu chuẩn Phục hồi chứng nghiện internet của Mỹ, xét tới hành vi coi internet là hoạt động đáng quan tâm nhất của con nghiện. Theo hướng dẫn của Tao Ran, giám đốc trung tâm, những người sử dụng internet 6 tiếng mỗi ngày trong 3 tháng liền thì bị coi là con nghiện. Theo tiêu chuẩn này, rất nhiều chuyên gia phân tích tài chính sẽ bị liệt vào danh sách. Nhưng với họ, đấy công việc.

Trung tâm cai nghiện Bắc Kinh là một tòa nhà xám bốn tầng trong doanh trại quân đội. Khi đã vào đấy, hầu hết các con nghiện đều ở lại 3 tháng, cách biệt với thế giới bên ngoài, không được sử dụng điện thoại di động và máy vi tính. Cha mẹ của các con nghiện cũng phải ở cùng vài tuần để điều trị vì trung tâm cho rằng con bị nghiện internet là do lỗi của cha mẹ.

Đối với hầu hết các gia đình, chi phí chữa trị là rất cao, tổng cộng gần 3.000 USD, tương đương với 3 tháng lương của một cặp vợ chồng trung lưu ở Trung Quốc.

Cuộc sống trong trại rất có kỷ luật. Các con nghiện thức dậy lúc 6h30 sáng và lên giường lúc 9h30 tối. Chương trình hàng ngày dành cho họ là các bài tập quân sự, các khóa liệu pháp đọc sách báo và chơi thể thao.

Yang Xudong, 22 tuổi, lúc đầu cảm thấy như đang sống trong địa ngục, nhưng rồi cậu quen dần và cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, bất chấp những tiến bộ đã đạt được, như bắt đầu thích các món ăn khác ngoài mì ăn liền, cậu thanh niên Bắc Kinh này vẫn dễ làm đổ vỡ và "sợ người", hai dấu hiệu của con nghiện internet. Trung tâm đã làm giảm cơn nghiện của cậu, nhưng cậu vẫn chưa đủ tự tin để ra trại vì chưa biết làm gì sắp tới.

Didi, 20 tuổi, bắt đầu nghiện internet khi là sinh viên trường đại học Tsinghua nổi tiếng. Có khoảng 30 sinh viên Tsinghua phải nhập trại. Tao Ran cho biết những con nghiện ở đây đều thông minh và rất đặc biệt, và họ mắc sai lầm chỉ vì tuổi trẻ bồng bột. Nhiệm vụ của trung tâm là giúp họ trở lại con đường đúng trước khi quá muộn.

. Theo KH&CN/Vietnam+

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hiểm họa từ... khăn lạnh  (12/05/2009)
Hóa thạch voi ma mút, gấu tre... niên đại 3-5 vạn năm  (11/05/2009)
Thêm một ngày ý nghĩa cho Mẹ  (10/05/2009)
Cảnh báo về nguy cơ kết hợp vi rút H1N1 với H5N1  (10/05/2009)
Xem mọi kênh truyền hình thế giới miễn phí trên PC  (10/05/2009)
Chế tạo thành công hệ thống tách dầu khỏi nước  (10/05/2009)
Hạnh phúc vì được làm mẹ   (09/05/2009)
7 dấu hiệu nên đưa bé đi khám sớm  (08/05/2009)
Những chuyện bí ẩn về não người  (08/05/2009)
Tăng cường hệ miễn dịch để phòng cúm A  (07/05/2009)
Tại sao phải uống thuốc với nhiều nước?  (07/05/2009)
Cầu nối giữa doanh nghiệp và nhà quản lý  (07/05/2009)
Ngành y tế chủ động ứng phó  (07/05/2009)
Phát hiện nguồn gốc của virus cúm A (H1N1)  (05/05/2009)
Bí mật xác voi ma mút 37.000 năm tuổi  (05/05/2009)