Phương pháp mới bào chế vaccine ngừa cúm nhanh hơn và hữu hiệu hơn
16:24', 19/5/ 2009 (GMT+7)

Các nhà khoa học trên thế giới đang chạy đua tìm cách bào chế vaccine ngừa vi rút cúm A (H1N1) có nguy cơ gây ra  đại dịch trên phạm vi toàn cầu.

Vaccine được bào chế từ những phần tử giống vi rút (VLP) không những có thời gian sản xuất ngắn hơn mà còn có tác dụng bảo vệ cơ thể tốt hơn, lâu dài hơn vaccine bào chế theo cách truyền thống, báo cáo của Đại hội lần thứ 109 ngành vi sinh Mỹ diễn ra vào ngày 18.5 tại Philadelphia (Mỹ) khẳng định.

Vaccine VLP có thể phát triển trong môi trường nuôi cấy mô tế bào hay trong thực vật. Thời gian bào chế loại vaccine này ngắn hơn 2 lần so với thời gian bào chế vaccine theo cách truyền thống đòi hỏi phải có mẫu thực thể vi rút.

Giáo sư thỉnh giảng Ted Ross công tác tại Trung tâm nghiên cứu bào chế vaccine thuộc trường đại học Pittsburgh (Mỹ) cho biết, trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng ban đầu, vaccine VLP đã bộc lộ tác dụng giúp cơ thể miễn dịch trước sự tấn công của 2 chủng vi rút cúm là vi rút cúm gia cầm H5N1 và vi rút cúm đã từng gây ra đại dịch ở Tây Ban Nha vào năm 1918.

Việc áp dụng phương pháp mới cũng cho phép giới chức trách y tế phản ứng nhanh hơn với một đại dịch cúm A (H1N1) đang có nguy cơ xảy ra. Liên Hiệp Quốc dự kiến sẽ tổ chức một cuộc họp với các công ty dược phẩm để bàn về kế hoạch sản xuất vaccine ngừa loại vi rút cúm này.

Sản xuất hàng loạt vaccine VLP ngừa cúm A (H1N1) có thể chỉ đòi hỏi mất 12 tuần trong khi phương pháp bào chế thông thường mất gần 9 tháng.

Ngay cả khi không có mẫu vi rút thực thể, các nhà nghiên cứu vẫn có khả năng phát triển các phần tử sống giống vi rút để bào chế vaccine nếu giải mã được bộ gene của vi rút. Trong khi đó, bản đồ gene của vi rút cúm A (H1N1) mới đây đã được các nhà khoa học Canada giải mã thành công và công bố rộng rãi.

Vaccine tiêm phòng cúm mùa hiện nay có 3 chủng vi rút được nuôi cấy trong trứng gà và sau đó được xử lý bằng hóa chất nhằm bẻ gẫy chúng ra thành nhiều mảnh và làm suy yếu khả năng hoạt động của chúng.Tuy nhiên, vì các mảnh nói trên không còn giống vi rút nữa nên nó không kích thích hệ miễn dịch phản ứng mạnh bằng VLP.

Vaccine ngừa cúm dưới dạng dung dịch xịt qua mũi họng được bào chế từ vi rút đã làm cho suy yếu có thể kích thích hệ miễn dịch hoạt động mạnh nhưng nó lại đi cùng với nguy cơ gây ra tác dụng phụ vì vi rút chỉ bị làm cho yếu đi chứ không chết.

  • Tố Uyên (Theo Healthday)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Hàn Quốc bào chế thành công vaccine chống virus cúm A/H1N1  (19/05/2009)
Mùa dông bão, cần biết cách chống sét  (19/05/2009)
Tàu ngầm lớp Kilo - sát thủ vô hình dưới biển  (18/05/2009)
Rối loạn phát triển vì... ép ăn  (18/05/2009)
Vaccine ngừa bệnh AIDS trên khỉ  (18/05/2009)
Phát hiện bộ xương giống khủng long ở Bình Thuận  (17/05/2009)
Mạng Internet cộng đồng tấn công giới trẻ  (17/05/2009)
Phụ nữ với vệ sinh an toàn thực phẩm   (17/05/2009)
Phụ nữ khỏe hơn nam giới nhờ hormone tình dục  (15/05/2009)
Cây hoa mười giờ - thuốc tiên chữa bỏng  (15/05/2009)
Mỹ công bố hình ảnh B-2 “phá tường âm thanh”   (15/05/2009)
Bọt biển nước ngọt lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam  (14/05/2009)
Vận động thể chất có thể ảnh hưởng đến khả năng giải quyết vấn đề  (14/05/2009)
Người dùng internet VN thờ ơ với bảo vệ dữ liệu riêng  (14/05/2009)
Phương pháp mới chẩn đoán, điều trị ung thư vú  (14/05/2009)