HỌC SINH MẮC BỆNH TÂM THẦN:
Chớ để… “nước tràn ly”
9:10', 21/5/ 2009 (GMT+7)

Trước các kỳ thi quan trọng là thời điểm căng thẳng với học sinh (HS), khiến nhiều em bị mắc bệnh tâm thần. Các bác sĩ lưu ý phụ huynh cần tư vấn cho con em học trong sự bình tâm, thoải mái và lên thời khóa biểu một cách khoa học.

 

Ngoài giờ học căng thẳng, nên tạo ra nhiều sân chơi bổ ích cho các em. Ảnh: T.H

 

* Áp lực học tập

Bác sĩ Phan Văn Huân, Trưởng khoa Khám của Bệnh viện Tâm thần Bình Định, cho biết: “Nhiều em mới học lớp một chưa thích nghi với kỷ luật nhà trường và áp lực học hành, nên sinh ra chứng về đường tiêu hóa và mệt mỏi. Nhưng có nhiều HS khác vào viện trong tình trạng rối loạn tâm thần cấp tính”. 

H. là HS giỏi của một trường THPT ở tỉnh Gia Lai, được nhà trường và gia đình đặt nhiều kỳ vọng trong kỳ thi Đường lên đỉnh Olympia. Nhưng trong lần thi đó, H. bị loại khỏi cuộc chơi vì đã trả lời sai một câu hỏi không quá khó. Lập tức, H. rơi vào trạng thái nói nhảm và có ý định tự tử.

Đây là một trường hợp điển hình của rối loạn stress sau sang chấn. Hầu hết các em nhập viện trong trạng thái rối loạn hành vi như: hoa tay múa chân, bỏ nhà đi lang thang, đập phá, la hét, sợ hãi, nói những điều vô nghĩa. Nhiều em còn có cảm giác nghe tiếng nói trong tai, rối loạn tư duy suy nghĩ và cho rằng mình có tài năng quá mức, nhiều em còn sợ gặp người lạ mặt…

M., một HS lớp 11, ở huyện Tuy Phước, cũng rơi vào tình trạng như vậy. Mỗi lần vào mùa thi, M. lại bị đau đầu, căng thẳng đến nỗi không thể đến trường để thi. Lần đầu, gia đình cho M. nhập viện và đã điều trị khỏi bệnh. Nhưng đến mùa thi sau, M. lại tái phát bệnh cũ. Hay, trường hợp của bạn gái C., được xếp vào hàng “top” của một trường THCS ở Quy Nhơn. Nghĩ rằng cho con vào trường chuyên để có cơ hội được tiếp cận với môi trường học tập năng động và thầy cô giỏi. Nhưng, sau ngày khai giảng năm học mới đúng 2 tuần, C. có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, mất ngủ và… sợ không dám đến trường.

Dù chưa có con số thống kê đầy đủ, nhưng theo Bệnh viện Tâm thần Bình Định, tỉ lệ mắc chung về tâm thần chiếm khoảng 15% dân số toàn tỉnh, trong đó, giới trẻ chiếm 80-85%. Trong hồ sơ bệnh án của Bệnh viện, số lượng HS có triệu chứng căng thẳng, lo âu, buồn rầu, đau đầu, nói cười vô cớ, mất ngủ, hành động bất thường… khá đông. Nhiều em buồn chuyện học hành, đã tìm đến các chất kích thích, dẫn đến những biến chứng hoặc ảnh hưởng đến tâm thần, không ít em đã chuyển qua tâm thần phân liệt, rất khó chữa trị.

* Chớ để... “nước tràn ly”

Bác sĩ Huỳnh Mộng Đức, Phụ trách khoa Điều trị I Bệnh viện Tâm thần Bình Định, cho biết: “Đối với trường hợp cậu HS ở Gia Lai, nếu gia đình không phát hiện và điều trị sớm, có thể sẽ dẫn đến bi kịch tự tử. Bởi em luôn bị áp lực kỳ vọng từ gia đình và nhà trường. Trong khi đó, trường hợp của các em HS ở Tuy Phước, nếu không phát hiện kịp thời và tìm hướng giải quyết, sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuyện học và sức khỏe. Hơn nữa, với các em bị loạn thần hoặc rối loạn stress sau sang chấn, việc điều trị cần phải được cân nhắc kỹ bởi các em đang ở độ tuổi học hành”.

Cách điều trị hữu hiệu nhất là phải kết hợp dùng thuốc và liệu pháp tâm lý. Trong thời điểm này, vai trò của gia đình và nhà trường rất quan trọng.

Sau khi cho con nhập viện điều trị và được bác sĩ tư vấn, phân tích về những áp lực đối với H., gia đình và nhà trường đã cùng nhau động viên, giải thích cho cậu hiểu đây chỉ là “cuộc chơi” bình thường và không nên đặt nặng đến kết quả thắng thua. Nhờ đó, H. đã khỏi bệnh, tiếp tục đến trường hoàn thành chương trình THPT và thi đậu vào Trường Đại học Kiến trúc với điểm số rất cao.

Bình quân, Bệnh viện Tâm thần Bình Định điều trị 10-15 HS/tháng mắc bệnh tâm thần. Trong khi đó, phòng khám tiếp nhận 5-10 HS/ngày.

Còn trường hợp của M., sau nhiều lần tái bệnh, gia đình đã quyết định cho cô nghỉ học lớp chính quy và chuyển sang học bổ túc. Hay, C. cũng được gia đình chuyển sang học ở Trường THPT Hùng Vương để phù hợp với sức học của con.

Các bác sĩ lưu ý, phụ huynh cần tư vấn con em kiên trì học trong sự bình tâm, thoải mái, lên thời khóa biểu một cách khoa học; nhất thiết không được cuống lên để rồi “cái gì cũng học nhưng... không nắm được gì cả!”. Phụ huynh phải đánh giá đúng năng lực của con cái, động viên khuyến khích, chứ không nên tạo áp lực cho các em về mặt thành tích và chuẩn bị tâm lý cho bản thân lẫn cho con em trong tình huống kết quả của các em không như ý muốn. Thực tế, có những em cắm đầu cắm cổ học từ A đến Z nên khi thi rớt là tìm đến cái chết hoặc buông xuôi tất cả - một dạng “tự tử từ từ”. Trong khi đó, việc học là cả một quá trình lâu dài nên phải tự lượng sức mình.

  • Bảo Nguyên
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nguy cơ xảy ra dịch tiêu chảy cấp luôn tiềm ẩn  (21/05/2009)
Internet cáp quang FTTH - Nhiều tính năng vượt trội  (21/05/2009)
Hóa thạch 47 triệu năm "rọi sáng" về thủy tổ loài người  (20/05/2009)
Việt Nam sẽ sớm thỏa thuận hợp tác với NASA  (20/05/2009)
Phương pháp mới bào chế vaccine ngừa cúm nhanh hơn và hữu hiệu hơn  (19/05/2009)
Hàn Quốc bào chế thành công vaccine chống virus cúm A/H1N1  (19/05/2009)
Mùa dông bão, cần biết cách chống sét  (19/05/2009)
Tàu ngầm lớp Kilo - sát thủ vô hình dưới biển  (18/05/2009)
Rối loạn phát triển vì... ép ăn  (18/05/2009)
Vaccine ngừa bệnh AIDS trên khỉ  (18/05/2009)
Phát hiện bộ xương giống khủng long ở Bình Thuận  (17/05/2009)
Mạng Internet cộng đồng tấn công giới trẻ  (17/05/2009)
Phụ nữ với vệ sinh an toàn thực phẩm   (17/05/2009)
Phụ nữ khỏe hơn nam giới nhờ hormone tình dục  (15/05/2009)
Cây hoa mười giờ - thuốc tiên chữa bỏng  (15/05/2009)