Thứ ba, ngày 6/5/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Đất hiếm là gì?
16:54', 4/11/ 2010 (GMT+7)

Đất hiếm chứa nhiều nguyên tố quý hiếm phục cho sản xuất trong công nghiệp, nông nghiệp

Thời gian qua, trên báo chí xuất hiện cụm từ đất hiếm gây tò mò cho người đọc. Vậy đất hiếm là gì? Nó được sử dụng ra sao? Tại sao lại rộ lên  đất hiếm trong khi đất đã vốn có từ hàng triệu năm nay?

Khởi nguồn từ sự việc xuất hiện nhiều trên báo chí từ “đất hiếm” đến  việc Trung Quốc (nước cung cấp đất hiếm nhiều nhất cho thế giới) đang dự tính hạn chế, thậm chí ngừng xuất khẩu đất hiếm vào năm 2012 khiến nhiều nước lo ngại. Trong đó, Nhật Bản (nước có nhu cầu cao về sử dụng đất hiếm trong sản xuất các thiết bị điện tử) sẽ chịu ảnh hưởng nhiều. Trước tình hình này, Nhật Bản đang dự tính hợp tác và khai thác đất hiếm tại Việt Nam.

Theo PGS.TS Nguyễn Xuân Cự, bộ môn Thổ nhưỡng và Môi trường Đất (ĐHTN - ĐHQG Hà Nội) thì đất hiếm là những nguyên tố quý, hiếm có trong lòng đất bao gồm 17 nguyên tố. 17 nguyên tố này đều là những nguyên tố dạng hiếm và có trong bảng tuần hoàn Men-đê-lê-ép như: Dysprosium (Dy), Erbium (Er), Europium (Eu), Gadolinium (Gd), Holmium (Ho), Lutetium(Lu), Terbium (Tb),...

Đất hiếm là nhóm nguyên tố có hàm lượng ít trong vỏ trái đất và rất khó tách ra từng nguyên tố riêng biệt. Trên thế giới những nước có trữ lượng đất hiếm nhiều phải kể đến là Trung Quốc (27 triệu tấn, chiếm 30,6% của thế giới),  Mỹ (13 triệu tấn, chiếm14,70%), Australia (5,2 triệu tấn), Ấn Độ (1,1 triệu tấn)... Trung Quốc là nước khai thác đất hiếm nhiều nhất thế giới. Từ năm 2005 đến nay sản lượng khai thác hàng năm là 120.000 tấn đất hiếm.

Đất hiếm được sử dụng nhiều trong các ngành công nghệ cao như công nghệ thực phẩm, y tế, gốm sứ, máy tính, màn hình tivi màu, ô tô thân thiện với môi trường, nam châm, pin, xúc tác lọc hoá dầu, tên lửa, radar... Dù là tài nguyên quý, nhưng trong đất hiếm chứa nhiều nguyên tố độc hại, có tính phóng xạ. Vì thế, nếu khai thác không đúng quy trình kỹ thuật có thể gây ô nhiễm môi trường.

Việt Nam là nước có tiềm năng về đất hiếm, dự báo đạt trên 10 triệu tấn và trữ lượng gần 1 triệu tấn. Kết quả khảo sát cho thấy, tại Việt Nam, đất hiếm có nhiều tại Bắc Nậm Xe, Nam Nậm Xe, Đông Pao (Lai Châu), Mường Hum (Lào Cai), Yên Phú (Yên Bái)… Trong những năm qua, VN đã sử dụng đất hiếm trong sản xuất, chế tạo nam châm vĩnh cửu, thuỷ tinh, bột màu, chế tạo hợp kim gang, đèn catot trong máy vô tuyến truyền hình, vật liệu siêu dẫn…

Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng đất hiếm tại Việt Nam và trên thế giới không quá cao. Theo các số liệu thống kê, mỗi năm toàn thế giới chỉ sử dụng 125.000 tấn. Tổng tài nguyên đất hiếm trên toàn thế giới là 150 triệu tấn, trong đó trữ lượng là 99 triệu tấn.

Với việc sử dụng ít như vậy, có lẽ chúng ta không quá lo lắng về việc cạn kiệt tài nguyên này trong vài trăm năm tới. Nếu tính cả nhu cầu tăng hàng năm là 5% thì thế giới vẫn còn có thể khai thác đất hiếm thêm gần một 1.000 năm nữa.

. Theo LĐO

Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cơ sở mầm non ngoài công lập: Sợ vẫn phải gửi  (04/11/2010)
Tiến gần một bước tới phát minh ra áo tàng hình  (04/11/2010)
Còn nhiều bất cập   (03/11/2010)
Robot phi hành gia đầu tiên sắp bay vào không gian  (03/11/2010)
Nâng cấp hệ thống báo tin động đất và sóng thần  (02/11/2010)
Thói xấu của người sử dụng đồ công nghệ   (02/11/2010)
Áo lạnh vào mùa   (01/11/2010)
Rượu cồn nguy hại hơn cả heroin  (01/11/2010)
Đọc tin tức, truyện trên điện thoại di động với giá rẻ  (01/11/2010)
"Châu Á cần chuẩn bị đối phó khả năng động đất lớn"  (01/11/2010)
Phần lớn các cơ sở y tế vi phạm an toàn bức xạ  (31/10/2010)
Sẽ tiếp tục có mưa trên toàn tỉnh  (31/10/2010)
Không sử dụng thuốc tiêm Epogen/Procrit  (31/10/2010)
Cả nhà cùng cố gắng   (29/10/2010)
Vợ chồng “đũa lệch”  (29/10/2010)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn