|
Nhóm nghiên cứu hi vọng tạo ra những tế bào có thể dùng để chữa trị nhiều loại bệnh tật ở người trong tương lai. |
Cụ thể, nhóm vẫn giữ nguyên vật chất di truyền của riêng tế bào trứng và đưa thêm các nhiễm sắc thể của tế bào da gốc vào. Trứng tiếp tục phát triển được tới giai đoạn phôi nang (blastocyst), thứ có thể có tới 100 tế bào và là nguồn tế bào gốc phôi thai bình thường.
Trước đó, nhóm đã thử với các phương pháp truyền thống nhưng thất bại. Khi các nhà nghiên cứu lấy vật chất di truyền ra khỏi trứng và thay thế nó bằng các nhiễm sắc thể của tế bào da gốc, trứng chỉ phân chia tới giai đoạn tạo ra từ 6-12 tế bào.
Tuy phương pháp mới thành công nhưng vẫn còn một vấn đề hóc búa đặt ra là phôi có tới 3 nhiễm sắc thể (một của trứng, một của tinh trùng và một của tế bào da gốc). Thông thường, phôi có số nhiễm sắc thể bất thường (không phải là 2) sẽ không phát triển được. Chẳng hạn, hội chứng Down xuất hiện khi phôi có tới 3 nhiễm sắc thể số 21 thay vì 2 như bình thường.
Tiến sĩ Egli thừa nhận: “Các tế bào mà chúng tôi tạo ra vẫn chưa thể dùng vào mục đích chữa bệnh trong y khoa được. Rõ ràng là vẫn còn nhiều việc phải làm nữa. Đây mới chỉ là thành công bước đầu”.
Tế bào gốc là một trong những niềm hi vọng lớn của y học vì nó có thể phát triển thành bất kỳ một loại tế bào nào như tế bào thần kinh, tim, xương, da…
Phương pháp nhân bản vô tính truyền thống trở nên nổi tiếng vào năm 1997 khi con cừu Dolly, động vật có vú đầu tiên được sinh ra từ việc nhân bản vô tính tế bào gốc trưởng thành, được giới thiệu ra toàn thế giới.
Một nhà khoa học Hàn Quốc tên Hwang Woo-suk từng tuyên bố tạo ra tế bào gốc từ phôi thai người nhân bản vô tính nhưng sau đó phát minh của Hwang bị phát hiện là giả mạo.