Giảm nguy cơ đột tử cho người bệnh tim
21:58', 16/1/ 2012 (GMT+7)

Với việc triển khai thành công ca cấy máy phá rung tim đầu tiên vào cuối năm 2011, tại khoa Nội Tim mạch, BVĐK tỉnh, đã mở ra cơ hội cho những bệnh nhân có nguy cơ đột tử được dự phòng bệnh và cấp cứu kịp thời.

Bệnh nhân là ông Nguyễn Lên (54 tuổi, ở thôn An Thượng 2, xã Song An, thị xã An Khê, tỉnh Gia Lai). 2 giờ sáng ngày 23.12.2011, khoa Nội Tim mạch cấp cứu bệnh nhân Nguyễn Lên bị ngất do lên cơn rung thất nhiều lần. Ông Lên có tiền sử bị Hội chứng Brugada và được Bệnh viện Trường Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh cấy máy phá rung, đến nay bệnh nhân có biểu hiện bị ngất trở lại do máy báo hiệu đã hết pin.

 

Bệnh nhân Nguyễn Lên đã khỏe lại sau khi được cấy máy phá rung tim.

 

Trước đây, các ca bệnh đột tử do tim vào BVĐK tỉnh đều phải chuyển viện vào TP HCM, nhưng nguy cơ tử vong trên đường đi cực kỳ lớn. Để cứu sống bệnh nhân Nguyễn Lên, BVĐK tỉnh đã hội chẩn và quyết định phải thực hiện cấy máy phá rung tim. Bác sĩ Hùng cho biết: “Cái khó ở bệnh nhân này là vừa phải tháo máy cũ bóc tách các sẹo xơ dính, điều chỉnh lại vị trí điện cực sốc ở nhĩ và thất, sau đó mới tiến hành lắp đặt máy mới. Trong lúc làm thủ thuật, bệnh nhân có thể lên cơn rung thất và ngừng tim đột ngột”.

Triệu chứng báo trước đột tử thường hiếm, trừ bệnh thiếu máu cục bộ cơ tim mãn tính biểu hiện bằng những cơn đau thắt ngực vùng trước xương ức, lan ra tay trái, hàm dưới khi gắng sức; là cơn đau thắt ngực không ổn định, với tần suất xuất hiện dày, cường độ đau nặng kéo dài trên 15 phút; những cơn ngất ngắn có kèm co giật; hoặc người bị suy tim, rối loạn chức năng thất trái được phát hiện trước đó - Bác sĩ Phan Nam Hùng, Phụ trách khoa Nội Tim mạch, BVĐK tỉnh.

Ngày 25.12.2011, êkíp cấy máy phá rung ICD của bệnh viện đã tiến hành cấy máy phá rung cho bệnh nhân Nguyễn Lên. Kết quả kiểm tra cho thấy bệnh nhân hoàn toàn ổn định và xuất viện ngày 8.1.2012. Ông Nguyễn Lên vui vẻ cho biết: “Hôm bị ngất, tui tưởng mình chết rồi. Giờ, được sống lại thế này, tui mừng lắm!”.

Đột tử do tim - dạng tử vong trong vòng 1 giờ sau một quá trình bệnh lý cấp tính, không liên quan tới chấn thương - đang có xu hướng tăng nhanh. Phần lớn người mắc bệnh ngoài tuổi 40, nhưng cũng có những trường hợp bị đột tử khi còn ở tuổi khá trẻ.

Theo bác sĩ Hùng, ở Việt Nam chưa có thống kê cụ thể, nhưng tình trạng bệnh nhân đột tử đã xảy ra nhiều trong lúc ngủ, đang ngồi ở bàn tiệc hoặc trên đường đi công tác. Có nhiều nguyên nhân ở bệnh lý tim mạch gây đột tử, nhiều nhất là bệnh mạch vành chiếm khoảng 2/3 số trường hợp. Ngoài ra còn do bệnh cơ tim, rối loạn chức năng thất trái, hội chứng Brugada… Đột tử rất dễ dẫn đến tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.

“Cơ hội để chữa trị đột tử là rất ít, vì người bệnh chết rất nhanh. Để dự phòng đột tử chỉ có một cách duy nhất là cấy máy phá rung. Sau khi “thoát” được đột tử, bác sĩ sẽ điều trị bệnh nền gây nên loạn nhịp”, bác sĩ Hùng khẳng định.

  • THANH BÌNH
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Học Bác để luôn là “từ mẫu”  (14/01/2012)
Lo món ngon ngày Tết cho gia đình  (14/01/2012)
Hùn heo Tết   (14/01/2012)
Điều trị xuất huyết tự phát trong não bằng hệ thống dẫn đường SPS  (14/01/2012)
Một gia đình hạnh phúc  (14/01/2012)
Nỗ lực chăm sóc trẻ em đặc biệt khó khăn  (13/01/2012)
Quảng Ngãi cầu cứu Bộ y tế chặn đà tấn công của bệnh da lạ  (12/01/2012)
Đừng để bị ngộ độc rượu  (12/01/2012)
Trồng thử nghiệm nấm linh chi ở Bình Định  (11/01/2012)
Bắc và Trung Bộ tiếp tục rét đậm trong 5 ngày tới  (11/01/2012)
Cấm từ chối cấp cứu bệnh nhân dịp tết  (11/01/2012)
Phẫu thuật thành công cho bệnh nhân có khối u lớn ở chân  (09/01/2012)
16/17 bệnh nhân đã xuất viện  (09/01/2012)
Chỉ có 2.308 cơ sở đủ điều kiện VSATTP  (08/01/2012)
1 người chết nghi do ngộ độc rượu  (07/01/2012)