Đêm nay, vệ tinh của FPT được thả vào vũ trụ
10:59', 4/10/ 2012 (GMT+7)

Tổng công ty FPT cho biết, đêm 4.10, vệ tinh của Phòng nghiên cứu không gian FSpace, Đại học FPT chế tạo, sẽ được thả tại trạm vũ trụ quốc tế ISS của cơ quan hàng không vũ trụ Nhật Bản (JAXA).

 

Vệ tinh F-1.

Vệ tinh của FPT có hình dáng một khối lập phương cạnh 10 cm, nặng 1 kg, do nhóm FSpace bắt tay vào nghiên cứu và chế tạo từ cuối năm 2008, với mục tiêu là phải hoạt động được trong không gian và phát tín hiệu về trạm điều khiển Trái đất, chụp được ảnh độ phân giải thấp (640x480) của Trái đất và tốc độ truyền dữ liệu từ vệ tinh đạt 1.200 bit/giây.

Trươc đó, ngày 21.7, vệ tinh F-1 đã được đưa thành công lên vũ trụ trên tàu vận tải HTV-3 bằng tên lửa đẩy HII-B từ Trung tâm vũ trụ Tanegashima, Nhật Bản. F-1 mang theo một lá cờ Việt Nam thu nhỏ, thẻ nhớ chứa tên và lời nhắn của hơn 7.500 người và một số bài hát kỷ niệm.

6 ngày sau, tàu vận tải HTV-3 đã tiếp cận và ghép nối với trạm ISS, F-1 và các vệ tinh nhỏ đi cùng đã được chuyển sang môđun Kibo sau đó. Đến ngày 21.9, phi hành gia Akihiko Hoshide đã lắp đặt 2 ống phóng chứa F-1 và các vệ tinh nhỏ đi cùng vào trong khoang điều áp của mô đun Kibo, sẵn sàng cho thử nghiệm thả vệ tinh ngày 4.10 tới.

 
Mô hình mô phỏng các vệ tinh nhỏ, trong đó có F-1, được thả ra ngoài không gian bằng cánh tay robot từ trạm vũ trụ.

Theo kế hoạch, vào lúc 22h35, ba vệ tinh nhỏ là TechEdSat, F-1 và FITSAT-1 sẽ được lần lượt thả ra từ cơ cấu phóng số 2, trạm mặt đất JAXA điều khiển cánh tay robot.

Dự án chế tạo vệ tinh F-1 được khởi động từ 4 năm trước, và được sự giúp đỡ của FPT, Bộ Khoa học và Công nghệ, Liên đoàn Vũ trụ Quốc tế (IAF), Văn phòng các vấn đề vũ trụ Liên hợp quốc (UNOOSA) cũng như nhiều tổ chức và cá nhân trong và ngoài nước. Sự kiện F-1 được thả vào vũ trụ sẽ ghi thêm một bước tiến lớn trong ngành khoa học và công nghiệp vũ trụ còn non trẻ của Việt Nam.

Ông Vũ Trọng Thư - Trưởng phòng nghiên cứu FSpace, thuộc Đại học FPT cho biết, F1 sẽ được thả rời khỏi trạm ISS với vận tốc khoảng 5 cm/s, theo hướng 45 độ so với phương thẳng đứng và ngược với chiều chuyển động của trạm ISS.

Làm như vậy sẽ đảm bảo các vệ tinh nhỏ sẽ có quỹ đạo thấp hơn và không đâm trở lại trạm ISS trong những vòng quay sau đó.

Thời gian sống của F-1 trong vũ trụ phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó chủ yếu phụ thuộc vào độ cao quỹ đạo của trạm ISS lúc thả. Nếu thả vệ tinh ở độ cao 400 km thì thời gian sống trong quỹ đạo khoảng 250 ngày, nếu độ cao 350 km là khoảng 100 ngày.

. Theo TPO

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tiện lợi đi kèm rủi ro  (03/10/2012)
Ðẩy mạnh ứng dụng phần mềm mã nguồn mở   (03/10/2012)
Giúp phụ nữ nâng cao hiểu biết pháp luật  (03/10/2012)
Nhá máy mất tiền vì số điện thoại lạ  (03/10/2012)
Lọc máu liên tục cho 1 bệnh nhi bị sốc sốt xuất huyết nặng  (01/10/2012)
1 tuần có 4 ca bệnh sốt rét  (01/10/2012)
Sự sống Trái đất bắt nguồn từ vi khuẩn vũ trụ  (01/10/2012)
Mùa đông năm nay rét đậm đến muộn và không kéo dài  (01/10/2012)
Những tấm lòng Việt - Mỹ vì trẻ em khuyết tật  (01/10/2012)
Triển khai hệ thống giao ban trực tuyến trong tỉnh  (30/09/2012)
Ðàn bà, thì sao?  (29/09/2012)
Phụ nữ nỗ lực chung tay xây dựng nông thôn mới  (30/09/2012)
Diễn tập phòng chống cúm gia cầm, cúm A/H5N1 ở người  (29/09/2012)
Liên hoan tuyên truyền viên dân số cấp tỉnh năm 2012  (28/09/2012)
Cam Trung Quốc “đội lốt” Hà Giang  (28/09/2012)