Nỗi ám ảnh thang máy
12:13', 15/10/ 2012 (GMT+7)

Thang máy là nơi con người cư xử khác thường - Ảnh: AFP

Trong tiềm thức của con người hiện đại, thang máy là một trong vài nơi họ ứng xử lạ lùng nhất, ẩn giấu một sự lo lắng vô hình mà nhiều khi ít ai nhận ra.

Nhiều người trong chúng ta sử dụng thang máy vài lần trong ngày, nhất là tại các thành phố lớn. Vậy mà hành trình ngắn ngủi bằng thang máy hầu như chẳng bao giờ đọng lại trong ký ức mỗi người, đó chưa kể tình trạng con người thường cư xử hết sức kỳ lạ khi buộc phải chia sẻ một không gian hẹp với người khác, dù với người quen hay lạ. Theo quan sát của giới chuyên gia, hầu hết con người lập tức rơi vào tình trạng đóng băng đột ngột khi bước vào thang máy. “Chúng ta bước vào. Chúng ta nhấn nút. Chúng ta đứng ngây như phỗng”, BBC dẫn lời tiến sĩ Lee Gray của Đại học Bắc Carolina (Mỹ), người được gọi là “ông thang máy” do công trình nghiên cứu hình thức vận chuyển công cộng ít được quan tâm này.

Các cuộc trò chuyện rôm rả ở hành lang có khuynh hướng tắt ngúm nhanh chóng khi các đương sự bị bao phủ bởi không khí ngột ngạt trong thang máy văn phòng. Chúng ta bước vào và thường quay mặt ngay ra cửa. Nếu có một mình, bạn tùy ý sử dụng không gian nhỏ hẹp làm của riêng, và khi thang máy dừng lại để người khác vào, người bên trong lục đục dịch chuyển, theo một dạng gọi là “vũ điệu hình vuông”. Khi có 2 người, mỗi người cố thủ ở góc riêng, thậm chí còn chọn 2 góc nằm trên đường chéo để giữ khoảng cách tối đa với người kia. Có 3 người, theo vô thức lập tức họ lập nên một tam giác, 4 người thì đứng theo hình vuông, với mỗi người đứng 1 góc riêng. Và nếu thêm 1 người thứ 5, nhiều khả năng người này sẽ đứng chính giữa thang máy. Nếu số người vượt quá ngưỡng đó, những người đã ở trong thang máy trước đồng loạt có sự di chuyển khôn ngoan để nhường chỗ cho người mới.

Khi đã vào, hầu như ai cũng hành xử theo công thức giống nhau: cắm mắt xuống sàn, hoặc vọc điện thoại. Tại sao ai nấy đều cư xử lạ lùng như vậy? Đơn giản là họ không có đủ không gian riêng, theo BBC dẫn lời Giáo sư Babette Renneberg, nhà tâm lý học lâm sàng của Đại học Tự do ở Berlin (Đức). “Thông thường, khi gặp người khác, chúng ta thường giữ khoảng cách một cánh tay với nhau. Và điều này không thể được ở hầu hết các dạng thang máy, tạo nên bối cảnh hết sức bất thường. Rất mất tự nhiên”, Giáo sư Renneberg nói. Trong một không gian kín, nhỏ hẹp như vậy, người ta có cảm giác phải hành động theo một cách khó phân tích được, và họ thường phải tránh chạm mặt nhau. Thế nhưng, có lẽ lý do chính đằng sau các động thái khó hiểu này là điều gì đó ẩn sâu trong tiềm thức con người.

Theo tờ The New Yorker, Nick White, một nhân viên văn phòng ở New York (Mỹ), là một trong những người ít may mắn nhất khi bị mắc kẹt trong thang máy suốt 41 giờ. “Chúng ta không muốn bị nhốt trong một nơi kín. Chúng ta muốn ra khỏi thang máy càng nhanh càng tốt, vì đó có thể là nơi hết sức ghê rợn”, BBC dẫn lời ông White. Bản thân ông này đã trở thành người nổi tiếng bất đắc dĩ sau khi bị nhốt gần 2 ngày trong thang máy vào năm 2008.  Không gian khóa chặt của thang máy gợi lại hình ảnh luôn lẩn khuất nơi góc tối trong tiềm thức của con người: nấm mồ. Do vậy, không khó hiểu khi ông White từ chối sử dụng thang máy lần nữa, nhưng trên thực tế đi lại bằng thang máy là hình thức di chuyển công cộng an toàn nhất. Mỗi năm, tổng số quãng đường vận chuyển của thang máy phải vài tỉ km, nhưng chẳng mấy khi sự cố xảy ra. Đó là lý do con người vẫn dựa vào phương tiện này. Và lời khuyên chung cho những người dùng thang máy: dù sợ nhưng đừng bao giờ chia sẻ nỗi sợ đó cho người kế bên.

. Theo TNO

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Loài cá mập có hàm khỏe nhất  (14/10/2012)
Hỗ trợ vốn giúp phụ nữ phát triển kinh tế  (13/10/2012)
Khổ vì chồng ham nhậu  (13/10/2012)
Ghép thành công gan con trai cho mẹ  (13/10/2012)
Lẫy thương  (12/10/2012)
Cần có quy chế phối hợp đồng bộ  (12/10/2012)
Thu giữ giống cỏ lạ  (12/10/2012)
Bị bỏng vì nổ cồn nướng mực  (12/10/2012)
152 triệu USD cho giao thông xanh  (11/10/2012)
Nobel Hóa học thuộc về hai người Mỹ  (11/10/2012)
Một số điều cần biết về bệnh gút  (10/10/2012)
Tăng cường quản lý an toàn và kiểm soát bức xạ  (10/10/2012)
Hai nhà khoa học Pháp và Mỹ đoạt Nobel Vật lý  (10/10/2012)
Tặng Bằng khen về thành tích chuyển giao kỹ thuật mổ tim hở  (09/10/2012)
Đình chỉ lưu hành thuốc kém chất lượng  (08/10/2012)