Khoa học phải phục vụ cuộc sống
16:10', 15/10/ 2012 (GMT+7)

Đang có một cuộc tranh luận công khai, thẳng thắn giữa các nhà khoa học và quản lý tài chính. Rất nhiều vấn đề được đặt ra, trong đó có chuyện tiền cho khoa học công nghệ chưa nhiều, nhưng luôn có và đề tài nghiệm thu bao giờ cũng đủ, thế nhưng thanh toán, thanh lý hợp đồng thì có thể ví với một "dự án treo". Cuộc tranh luận chưa biết bao giờ mới có hồi kết.

Chúng ta có thói quen nói khoa học chung chung, đại để có tự nhiên và xã hội. Nhưng để tính toán, đầu tư thì lại cần phân định rạch ròi giữa khoa học cơ bản và khoa học ứng dụng. Khoa học cơ bản nghiên cứu những vấn đề nền tảng như hình học Euclid, Lobachevsky; những công trình của Newton, Mendeleev, Einstein… Khoa học ứng dụng dựa vào đó để tính toán, xây dựng công trình. Khoa học cơ bản phải dựa vào nhà nước; còn ứng dụng phải "xã hội hóa" vì nó mang lại hiệu quả cao và mau chóng. Khoa học ứng dụng của chúng ta còn rất nhiều bất cập nên không ai muốn đầu tư. Trong số hàng trăm tiến sĩ Việt Nam được đào tạo ở Liên Xô và Đông Âu trước đây không hề có một tiến sĩ kỹ thuật, tức là ứng dụng, tất cả đều lý thuyết. Đã có nhiều sinh viên Việt Nam tốt nghiệp Havard, nhưng kỹ sư bằng MIT, (Học viện Công nghệ Massachusetts, một cơ sở đào tạo ứng dụng nổi tiếng thế giới, thì hình như chưa, mặc dù có một số người gốc Việt đang làm việc tại đây.

Nghiên cứu, sáng chế, phát minh… theo yêu cầu cuộc sống và mang lại lợi ích cho cuộc sống và khoa học là điểm yếu nhất của các cơ sở đào tạo, của các viện nghiên cứu. Người ta có thể viết hàng nghìn trang luận văn tiến sĩ về thanh âm, vần điệu, luyến láy… nhưng lại chưa quan tâm đầy đủ tới những vấn đề như quy định nguyên tắc phiên âm, viết tắt trong tiếng Việt; có thể tính được Việt Nam có bao nhiêu diện tích mặt hồ ao nhưng không thể giải bài toán giao thông đô thị mà thực chất đó là một bài toán ứng dụng…

Các nhà khoa học nói vui trong một lần trao đổi trên truyền hình rằng để nhận được tiền cho đề tài họ phải biết nói dối. Và những câu chuyện dối trá không chỉ dừng ở đó. Cái bằng kỹ sư, cử nhân, thạc sĩ, kể cả tiến sĩ của chúng ta thực đến mức nào? Bằng giả mua không khó, nhưng nó có thể thay kiến thức thật được không? Câu trả lời là không. Thế nhưng với bằng giả, một số người còn được thăng tiến, ngay cả trong ngành cần phải được đào tạo chuyên sâu như ngân hàng… Một số vụ án đã chứng tỏ điều đó. Học như vậy thì hành tốt sao được?

Bộ NN&PTNT có rất nhiều viện nghiên cứu các loại nhưng những vấn đề cơ bản của nông dân bao đời vẫn còn đó và tích tụ thêm. Nhiều loại giống, rồi ngô, muối, cả hành khô, bắp cải… phải nhập là tại sao? Vì nông dân không biết sơ chế, bảo quản, còn các viện nghiên cứu chưa tìm ra phương thức… Còn những gì do "Hai Lúa" phát minh, sáng chế ra lại không được công nhận, sản xuất hàng loạt, dù rất thiết thực, vì "nó không khoa học"! Trong khi đó, rất nhiều đề tài nghiên cứu sau khi nghiệm thu, được xếp ngay vào kho vì không thể ứng dụng được.

Khoa học ứng dụng cần dựa trên tính khả thi, thực tế, lợi ích nó mang lại. Nó dựa vào đặt hàng để tồn tại và phát triển. Được vậy nó sẽ không thiếu tiền, không dựa vào ngân sách và các nhà khoa học đủ giàu, không chỉ để sống, mà để phát minh tiếp.

Khoa học phải xuất phát từ nhu cầu cuộc sống và phục vụ cuộc sống; mang rõ sắc thái Việt Nam, cần thiết cho nền kinh tế và con người Việt Nam. Khoa học là ứng dụng. Chứ không phải chung chung; lý thuyết; hội thảo; bằng cấp…

. Theo HNM

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nhảy từ độ cao 39 km với tốc độ siêu thanh  (15/10/2012)
Nỗi ám ảnh thang máy  (15/10/2012)
Loài cá mập có hàm khỏe nhất  (14/10/2012)
Hỗ trợ vốn giúp phụ nữ phát triển kinh tế  (13/10/2012)
Khổ vì chồng ham nhậu  (13/10/2012)
Ghép thành công gan con trai cho mẹ  (13/10/2012)
Lẫy thương  (12/10/2012)
Cần có quy chế phối hợp đồng bộ  (12/10/2012)
Thu giữ giống cỏ lạ  (12/10/2012)
Bị bỏng vì nổ cồn nướng mực  (12/10/2012)
152 triệu USD cho giao thông xanh  (11/10/2012)
Nobel Hóa học thuộc về hai người Mỹ  (11/10/2012)
Một số điều cần biết về bệnh gút  (10/10/2012)
Tăng cường quản lý an toàn và kiểm soát bức xạ  (10/10/2012)
Hai nhà khoa học Pháp và Mỹ đoạt Nobel Vật lý  (10/10/2012)