Bí mật của những người thấy âm thanh
11:5', 25/10/ 2012 (GMT+7)
Một số người thấy âm thanh ở dạng ảo ảnh do vùng thị giác của họ nhỏ hơn mức bình thường. Ảnh: shutterstock.com.

Vùng não xử lý thị giác nhỏ hơn mức bình thường là nguyên nhân khiến một số người có khả năng thấy âm thanh.

Nếu hai tiếng "bíp" vang lên sau khi một chớp sáng xuất hiện, đôi khi con người thấy hai chớp sáng liên tiếp. Trên thực tế chúng ta chỉ thấy một chớp sáng, còn chớp sáng kia là ảo giác. Đây là hiện tượng ảo giác do âm thanh.

Vài thử nghiệm trước đây cho thấy, khi hai âm thanh vang lên sau chớp sáng, một số người luôn thấy hai chớp, còn một số người lại không bao giờ thấy chớp thứ hai. Benjamin de Haas, một nhà nghiên cứu thần kinh của Đại học London tại Anh, cho rằng cấu tạo não là nguyên nhân gây nên sự khác biệt này. Để kiểm chứng, de Haas và đồng nghiệp tuyển 29 người tình nguyện để thực hiện một thử nghiệm, Livescience đưa tin.

Các nhà nghiên cứu phân tích não của nhóm tình nguyện viên bằng máy chụp cộng hưởng từ rồi cho họ thấy một chớp sáng và nghe hai tiếng "bíp".

Kết quả cho thấy, nếu tính trung bình, mỗi tình nguyện viên thấy ảo giác trong 62% số lần nghe tiếng "bíp". Một số người chỉ thấy ảo giác trong 2% số lần, trong khi một số người khác thấy ảo giác trong 100% số lần âm thanh vang lên.

Khi đối chiếu hình ảnh chụp cắt lớp của não với từng tình nguyện viên, nhóm nghiên cứu nhận thấy những người thấy ảo giác trong 100% số lần tiếng "bíp" vang lên có vùng não thị giác nhỏ hơn so với những người kia.

"Nếu hai người cùng nhìn một vật, chúng ta luôn nghĩ chúng ta sẽ có cảm nhận giống nhau về vật ấy. Song thử nghiệm của chúng tôi cho thấy điều đó không xảy ra trong mọi tình huống. Đôi khi cảm nhận của bạn phụ thuộc vào cấu tạo não", de Haas phát biểu.

Nhóm nghiên cứu cho rằng bộ não tạo ra ảo giác để bù đắp cho vùng thị giác không hoàn hảo. Quá trình não tái hiện những thứ mà mắt thấy diễn ra rất hiệu quả, song không hoàn hảo. Khi các sự kiện diễn ra quá nhanh, như ánh sáng lóe lên, não sẽ mắc sai lầm và tạo nên ảo giác. Trong thế giới thực, chúng ta thường thấy những thứ phát ra cả ánh sáng và âm thanh. Vì thế kết hợp chúng với nhau sẽ mang đến lợi thế cho con người.

"Hãy tưởng tượng bạn đi trong rừng vào buổi tối khi trăng đang mọc. Cách tốt nhất để phát hiện thú dữ là kết hợp thông tin thị giác - như hình dáng, kích thước, màu lông - với thông tin thính giác - như tiếng gãy của cành cây, âm thanh từ miệng con vật", de Haas lập luận.

. Theo VnExpress

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bí mật của những người thấy âm thanh  (25/10/2012)
Phù Cát: 490 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng  (24/10/2012)
Phù Cát: 490 trường hợp mắc bệnh tay - chân - miệng  (24/10/2012)
Ăn nhiều đậu và đỗ sẽ tốt cho bệnh nhân tiểu đường  (24/10/2012)
Những sai lầm tai hại của nhà ngoại cảm  (24/10/2012)
Đình chỉ lưu hành 2 loại thuốc kém chất lượng  (23/10/2012)
Công nghệ giảm phí, tổn thất sau thu hoạch hải sản  (23/10/2012)
Phòng loãng xương ở phụ nữ  (22/10/2012)
Tàu Curiosity sắp lấy mẫu đá đầu tiên trên sao Hỏa  (22/10/2012)
Bí ẩn “thú” xăm mình của người Việt cổ  (21/10/2012)
Nga có thể chế tạo vệ tinh phá thiên thạch  (21/10/2012)
Đề phòng mất tiền từ thẻ ATM  (20/10/2012)
Ngày của má  (19/10/2012)
Thách thức trong công tác dân số ở An Lão  (19/10/2012)
1/3 trẻ dưới năm tuổi ở Việt Nam bị suy dinh dưỡng  (19/10/2012)