Cảnh giác với bệnh sán lá truyền qua thực phẩm
18:44', 21/11/ 2012 (GMT+7)

Nhiều trường hợp nhiễm các bệnh sán lá truyền qua thực phẩm đã được báo cáo từ hơn 70 quốc gia trên toàn thế giới. Ước tính có khoảng 3 triệu người ở các nước Thái Lan, Lào, Campuchia, và miền Nam Việt Nam nhiễm sán lá gan nhỏ Opisthorchis viverrini; hơn 19 triệu người ở các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Đài Loan, Nhật Bản và miền Bắc Việt Nam nhiễm Clonorchis sinensis.

Người bị nhiễm bệnh thông qua việc tiêu thụ cá sống hoặc cá chưa được nấu chín hoàn toàn, hoặc ăn các loài động vật giáp xác và rau thủy sinh (rau mọc lấp xấp dưới nước) nhiễm ấu trùng sán lá. Sán lá có chu kỳ sinh trưởng và phát triển khá phức tạp, trong chu kỳ đó chúng thường liên quan đến hai vật chủ trung gian. Vật chủ trung gian thứ nhất hầu hết là các loài ốc nước ngọt, trong khi đó vật chủ thứ hai lại khác nhau tùy vào loài sán lá. Đối với loài sán Clonorchiasis và Opisthorchiasis, vật chủ trung gian thứ hai là cá nước ngọt; còn bệnh sán lá phổi Paragonimiasis thì vật chủ thứ hai là một loài giáp xác (như cua đá). Vật chủ cuối cùng của các loài sán lá luôn luôn là một loài động vật có vú. Người bị nhiễm bệnh khi ăn phải các vật chủ trung gian thứ hai bị nhiễm ấu trùng của ký sinh trùng sán lá. Riêng sán lá gan lớn, mọi người có thể bị nhiễm bệnh khi ăn phải ấu trùng dính trên các loại rau thủy sinh.

Gánh nặng y tế cộng đồng do nhiễm sán lá qua con đường thực phẩm chủ yếu nổi lên là do tỉ lệ bệnh tật hơn là tỉ lệ tử vong do bệnh. Một số biểu hiện đặc trưng của bệnh sán lá bao gồm:

+ Bệnh do sán lá gan nhỏ: Nghiêm trọng nhất là gây ung thư biểu mô đường mật và gây tử vong.

+ Bệnh sán lá gan lớn: Những cá thể sán lá gan lớn trưởng thành nằm sâu trong ống mật lớn và túi mật, chúng gây phản ứng viêm, xơ hóa, tắc nghẽn, đau bụng co thắt và vàng da.

+ Bệnh sán lá phổi: Vị trí cuối cùng mà sán lá phổi ký sinh là nằm sâu trong mô phổi. Chúng gây ra các triệu chứng có thể giống với bệnh lao như ho ra máu với đờm, màu đỏ tươi hoặc màu rỉ sắt, ho ra máu từng đợt trong năm và có khi kéo dài nhiều năm, gây đau ngực, khó thở và sốt.

Cần tăng cường kiểm soát các bệnh nhiễm sán lá do thực phẩm nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm và kiểm soát tỉ lệ mắc bệnh. Để kiểm soát tỉ lệ bệnh tật, Tổ chức Y tế thế giới đề nghị hóa trị liệu phòng ngừa và cần nâng cao tiếp cận điều trị bằng cách sử dụng thuốc điều trị sán lá an toàn, hiệu quả. Tổ chức này cũng đang tập trung kiểm soát đến sán lá, nhằm kiểm soát các bệnh nhiệt đới bị lãng quên. Đồng thời có thỏa thuận với tập đoàn dược phẩm Novartis Pharma AG tài trợ Triclabendazole để điều trị bệnh sán lá gan lớn và bệnh sán lá phổi ở người. Các thuốc này sẽ được chuyển đến miễn phí dựa vào nhu cầu từ các Bộ Y tế.

  • Bác sĩ TRẦN NHƯ LUẬN
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nguy cơ nhiễm virus Hanta gây suy thận từ chuột cống  (21/11/2012)
Phát triển máy bay “tàng hình” nhờ chim cú  (21/11/2012)
Việt Nam sẽ chế tạo máy bay không người lái  (21/11/2012)
Phát hiện một hành tinh mới lớn hơn 13 lần sao Mộc  (20/11/2012)
Phát hiện chuột cống mang vi rút gây suy thận   (20/11/2012)
Ông Mai Liêm Trực: "Internet là công trình vĩ đại của nhân loại"  (19/11/2012)
“Chuyện ấy” ở thực vật như thế nào?  (19/11/2012)
Thị trấn Bồng Sơn phòng chống, khống chế bệnh sốt xuất huyết  (18/11/2012)
Tiết kiệm giúp phụ nữ nghèo  (17/11/2012)
Ra mắt cổng thanh toán thẻ quốc tế cấp 1 tại VN  (16/11/2012)
Công cụ tìm kiếm thuần Việt có thể cạnh tranh với Google  (16/11/2012)
Thế giới công nhận Đà Nẵng có hàm lượng carbon thấp nhất  (16/11/2012)
Tăng cường quản lý trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh tư nhân  (15/11/2012)
“Cầu” nhiều nhưng thiếu “cung”   (14/11/2012)
Thu hồi lô vaccine ngừa bệnh thương hàn  (14/11/2012)