Thận trọng khi sử dụng thực phẩm chức năng
20:15', 21/11/ 2012 (GMT+7)

Theo định nghĩa của Luật An toàn thực phẩm: Thực phẩm chức năng (TPCN) là thực phẩm dùng để hỗ trợ chức năng của cơ thể con người, tạo cho cơ thể tình trạng thoải mái, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ mắc bệnh. Ngoài ra, TPCN còn giữ vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị và phục hồi sức khỏe. Hiện trên thị trường Việt Nam có đến 1.600 cơ sở sản xuất TPCN với 3.700 sản phẩm các loại, như: Sản phẩm sữa; giảm cân, chống béo phì; bổ sung dinh dưỡng, tăng cân; hỗ trợ điều trị tim mạch, gan, mật, ung thư, gout, bệnh tiểu đường… với hàng ngàn tên gọi khác nhau.

 
Cần xây dựng những quy định về quản lý và hướng dẫn rõ ràng để người dân sử dụng TPCN đúng cách, an toàn (ảnh chỉ mang tính minh họa cho bài viết).

Tuy nhiên, phần đông người sử dụng chỉ biết các tính năng của TPCN thông qua quảng cáo hoặc người này rỉ tai người kia chứ họ chưa thật sự hiểu rõ về công dụng, vai trò, cũng như cách sử dụng đúng. Được bạn bè giới thiệu về tác dụng của một loại TPCN có thể trị bệnh gan, anh Phạm Văn Tùng (một giáo viên ở thị trấn Tuy Phước, huyện Tuy Phước) ngưng dùng thuốc đặc trị để chuyển sang sử dụng TPCN. Tuy nhiên, dùng khoảng hơn 3 tháng, khi tới bệnh viện khám bệnh, anh Tùng được bác sĩ thông báo tình trạng men gan cao, bệnh không thuyên giảm mà còn có nguy cơ chuyển thành mãn tính.

Hiện nay, người sử dụng TPCN tự phát, thiếu hướng dẫn chính xác ngày càng nhiều. Do đó, việc các cơ quan hữu quan quy định cho các nhà cung cấp TPCN hướng dẫn rõ ràng để người bệnh dùng đúng, phát huy tính ưu việt của TPCN là rất cần thiết. Thế nhưng, các điều luật hiện hành vẫn còn nhiều mâu thuẫn khiến việc hướng dẫn người dân sử dụng TPCN gặp nhiều bất cập. Chẳng hạn, Luật Bảo vệ sức khỏe nhân dân khẳng định người dân có quyền được thầy thuốc hướng dẫn các biện pháp chăm sóc sức khỏe cho bản thân. Tuy nhiên, từ năm 2008, Quy chế kê đơn thuốc lại cấm bác sĩ chỉ định TPCN. Hoặc, các loại vitamin và khoáng chất… trước kia được xem như thuốc, được bác sĩ kê đầy đủ trong đơn khi bệnh nhân cần. Nhưng hiện nay, phần lớn đã trở thành TPCN và bác sĩ không còn quyền kê đơn nữa.

Như vậy, việc xây dựng những quy định về quản lý và hướng dẫn một cách rõ ràng là biện pháp giúp quản lý tốt hơn đối với thị trường TPCN.

  • BẢO NGÂN
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cảnh giác với bệnh sán lá truyền qua thực phẩm   (21/11/2012)
Nguy cơ nhiễm virus Hanta gây suy thận từ chuột cống  (21/11/2012)
Phát triển máy bay “tàng hình” nhờ chim cú  (21/11/2012)
Việt Nam sẽ chế tạo máy bay không người lái  (21/11/2012)
Phát hiện một hành tinh mới lớn hơn 13 lần sao Mộc  (20/11/2012)
Phát hiện chuột cống mang vi rút gây suy thận   (20/11/2012)
Ông Mai Liêm Trực: "Internet là công trình vĩ đại của nhân loại"  (19/11/2012)
“Chuyện ấy” ở thực vật như thế nào?  (19/11/2012)
Thị trấn Bồng Sơn phòng chống, khống chế bệnh sốt xuất huyết  (18/11/2012)
Tiết kiệm giúp phụ nữ nghèo  (17/11/2012)
Ra mắt cổng thanh toán thẻ quốc tế cấp 1 tại VN  (16/11/2012)
Công cụ tìm kiếm thuần Việt có thể cạnh tranh với Google  (16/11/2012)
Thế giới công nhận Đà Nẵng có hàm lượng carbon thấp nhất  (16/11/2012)
Tăng cường quản lý trong lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh tư nhân  (15/11/2012)
“Cầu” nhiều nhưng thiếu “cung”   (14/11/2012)