Phòng bệnh đái tháo đường
19:7', 28/11/ 2012 (GMT+7)

Ðái tháo đường (ÐTÐ) đang trở thành một trong những vấn đề sức khỏe cộng đồng, do số lượng người mới mắc không ngừng gia tăng. Dự kiến đến năm 2025, thế giới sẽ có khoảng 300 triệu bệnh nhân mắc bệnh ÐTÐ. Biến chứng của bệnh dẫn đến tàn phế, ảnh hưởng khả năng lao động, chất lượng sống và gánh nặng về chi phí điều trị.

ĐTĐ là bệnh mãn tính, do hậu quả của tình trạng thiếu insulin tuyệt đối hoặc tương đối. Bệnh có hai loại thường gặp: ĐTĐ typ 1 thường gặp ở người dưới 30 tuổi, chiếm tỉ lệ 5% và ĐTĐ typ 2 xuất hiện ở người từ 30 tuổi trở lên, chiếm hơn 90%. Ngoài ra còn có ĐTĐ thai kỳ do các nguyên nhân khác.

Chúng ta nên kiểm tra đường huyết khi có các triệu chứng khát nước, uống nhiều, đi tiểu nhiều, hoặc tăng cảm giác ngon miệng, nhưng lại gầy sút nhanh bất thường trong thời gian ngắn. Tuy nhiên, phần lớn bệnh nhân ĐTĐ chỉ phát hiện bệnh khi đi khám vì các biến chứng của bệnh.

Biến chứng cấp tính của ĐTĐ là hôn mê toan ceton, hôn mê tăng áp lực thẩm thấu, hôn mê hạ đường huyết. Biến chứng mãn tính có tổn thương mạch máu nhỏ (mắt, thận, thần kinh ngoại vi); tổn thương mạch máu lớn làm hẹp gây bệnh lý mạch vành, tai biến mạch máu não…, bệnh lý bàn chân (loét chân, cắt cụt chi), các bệnh nhiễm trùng khác (nhiễm trùng da, đường tiết niệu, lao phổi…).

Các yếu tố nguy cơ dẫn đến ÐTÐ typ 2 là: trên 45 tuổi, tiền sử gia đình có người mắc bệnh ÐTÐ, béo phì, tăng huyết áp, rối loạn lipid máu, tiền sử sinh con từ 4kg trở lên. Ngày nay, lối sống ít vận động, chế độ sinh hoạt, chế độ ăn không hợp lý, hút thuốc lá, uống nhiều bia rượu… cũng làm tăng nguy cơ bệnh ÐTÐ.

Để điều trị bệnh ĐTĐ cần phối hợp cả 3 phương pháp: thuốc, luyện tập và chế độ ăn. Kiểm soát tốt đường huyết bằng cách tuân thủ điều trị và đi khám định kỳ sẽ giúp phòng ngừa các biến chứng của bệnh.

Bệnh nhân ĐTĐ cần theo dõi chỉ số HbA1c (giúp đánh giá sự kiểm soát đường huyết máu tổng quát), nên làm mỗi 3 tháng, hoặc ít nhất 2 lần/năm. Tự kiểm tra đường huyết mao mạch ở nhà bằng máy cá nhân. Đồng thời có chế độ ăn uống hợp lý, luyện tập đều đặn, bỏ thuốc lá, hạn chế uống rượu bia, dùng thuốc theo đơn, không dùng thuốc nam, thuốc bắc hoặc các thuốc không rõ thành phần, đi khám định kỳ, kiểm tra đường huyết thường xuyên.

Để phòng bệnh ĐTĐ, chúng ta cần phải thay đổi lối sống, tăng cường vận động, chế độ ăn uống. Ngoài ra nên đi khám sức khỏe thường xuyên, đặc biệt là những người có yếu tố nguy cơ để phát hiện sớm, điều trị kịp thời giúp giảm thiểu biến chứng, kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng cuộc sống.

  • Bác sĩ NGUYỄN HOÀNG VŨ

(BVĐK tỉnh)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Ðảm bảo việc cung cấp thông tin thuận tiện, nhanh chóng  (28/11/2012)
Điện hạt nhân Việt Nam cần có quy chuẩn  (28/11/2012)
Thuỷ điện Sông Tranh, Đồng Nai chờ đáp án đúng   (27/11/2012)
Thả hai con rùa về biển  (26/11/2012)
50% người mắc bệnh xơ gan bị giãn tĩnh mạch thực quản   (26/11/2012)
Đình chỉ thuốc viên nang trị thông huyết điều kinh  (26/11/2012)
Áp dụng thành công phẫu thuật không kháng sinh  (26/11/2012)
Hội thảo ngăn ngừa lạm dụng công nghệ thông tin và truyền thông  (25/11/2012)
Ðiều mong ước của em!  (24/11/2012)
Hồi xuân  (24/11/2012)
Triển khai lắp đặt hệ thống định vị vệ tinh cho tàu cá  (24/11/2012)
Nước trên sao Hỏa và Trái đất cùng nguồn gốc   (24/11/2012)
Xúc tiến xây dựng nhãn hiệu chứng nhận “Chả cá Quy Nhơn”  (24/11/2012)
Sức lan tỏa từ một cuộc thi  (23/11/2012)
Tìm thấy chất độc trong áo ngực Trung Quốc  (23/11/2012)