NASA hủy 2 tàu thám hiểm mặt trăng
11:10', 18/12/ 2012 (GMT+7)

Sáng nay (18.12), NASA đã ra lệnh cho 2 tàu thám hiểm chụp ảnh mặt trăng tự đâm vào một ngọn núi trên hành tinh này, chấm dứt sứ mệnh kéo dài mới một năm nhằm tìm hiểu về cách thức hình thành của hệ mặt trời.

Suốt một năm qua, cặp tàu thám hiểm Gravity Recovery (Phục hồi lực hấp dẫn) và Interior Laboratory (Phòng thí nghiệm nội vụ), gọi chung là cặp tàu GRAIL, đã bay vòng quanh mặt trăng, gửi về những hình ảnh cho phép các nhà khoa học lập bản đồ chi tiết về lực hấp dẫn. Cặp tàu GRAIL này sẽ tăng tốc khi gặp phải lực hút mạnh ở những vùng có lực hấp dẫn mạnh và giảm tốc khi bay qua những vùng có lực hấp dẫn yếu hơn.

 

Ảnh đồ họa mô tả hoạt động của cặp tàu GRAIL. Mỗi tàu có kích cỡ bằng một chiếc tủ lạnh.

Thông qua việc đo đạc khoảng cách chính xác giữa hai tàu nói trên, các nhà khoa học phát hiện ra rằng vỏ mặt trăng mỏng hơn dự báo và những tác động làm vỡ nát bề mặt mặt trăng thậm chí còn gây ra hiện tượng vỡ nát mạnh hơn trong lòng hành tinh này.

Cặp tàu GRAIL được lệnh đâm vào một ngọn núi ở cực Bắc của mặt trăng vì lý do cạn nhiên liệu và đang tiến sát bề mặt mặt trăng, có thể đâm phải tàu Apollo hay bất kỳ vết tích nào của các cuộc thám hiểm trước để lại trên bề mặt mặt trăng.

NASA chính thức mất liên lạc vô tuyến với tàu Gravity Recovery vào lúc 5h28’sáng nay (giờ Hà Nội) và với tàu Interior Laboratory 20 giây sau đó.

Phát biểu về quyết định hủy cặp tàu GRAIL, ông Charles Elachi, giám đốc Phòng Thí nghiệm tên lửa đẩy của NASA tại California – đơn vị giám sát dự án tàu GRAIL, cho biết: “Chúng tôi thực sự rất tiếc khi phải chấm dứt sứ mệnh này. Nhưng mặt khác, đây cũng là sự kiện đáng để ăn mừng vì dự án thám hiểm này đã hoàn thành sứ mệnh phục vụ xuất sắc cho khoa học”.

Nơi cặp tàu GRAIL đâm xuống được đặt  theo tên nữ phi hành gia đầu tiên của Mỹ Sally Ride, người đã khởi xướng tổ chức chương trình giáo dục giới thiệu về GRAIL trong các trường học trước khi mất vào tháng 7 vừa qua. Cặp tàu GRAIL có nhiều camera do các sinh viên điều khiển.

Sau khi hoàn thành nhiệm vụ đầu tiên vào hồi tháng 5 vừa qua, cặp tàu GRAIL tiến sát hơn bề mặt mặt trăng, giảm một nửa độ cao 55km của quỹ đạo bay để tăng độ nhạy hoạt động.

Ngày 6.12 vừa qua, cặp tàu GRAIL đã hạ thấp độ bay quỹ đạo bay xuống còn 11km để chụp ảnh chi tiết cuối cùng về một miệng núi lửa được hình thành mới nhất trên mặt trăng.

NASA đã lên kế hoạch cho một số nghiên cứu tiếp theo, trong đó có kế hoạch phối hợp bản đồ mới về lực hấp dẫn của mặt trăng với các địa điểm mà tàu Apollo đã thu thập mẫu đất đá.

  • Tố Uyên (Theo Reuters)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phát hiện gà loại thải nhập lậu như thế nào?  (18/12/2012)
Tổ chức Hội nghị khoa học quốc tế về Vật lý  (17/12/2012)
Dân hoang mang vì “sinh vật lạ”  (17/12/2012)
Ngày 21.12: Hãy yên tâm ngồi uống cà phê  (17/12/2012)
Sở Xây dựng và UBND TP Quy Nhơn xếp đầu bảng  (16/12/2012)
Nghe lén điện thoại dễ như chơi!  (16/12/2012)
Sẽ miễn học phí cho bé gái?  (16/12/2012)
Phụ nữ là tác nhân tích cực  (15/12/2012)
IAEA khuyến nghị phát triển hạ tầng hạt nhân VN  (15/12/2012)
Những mâm cơm dưới lồng bàn  (15/12/2012)
Ðáp ứng nhu cầu thực tế  (14/12/2012)
Chủ nuôi voi sinh sản được hỗ trợ lên tới 400 triệu đồng  (14/12/2012)
Tiếng Hà Nội sẽ biến mất vì người giúp việc?  (14/12/2012)
Cần đầu tư hiệu quả, đúng trọng tâm  (13/12/2012)
Công bố Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia  (13/12/2012)