Bệnh Gout và tầm quan trọng của việc kiểm soát bệnh tại nhà
17:8', 18/2/ 2012 (GMT+7)

Biến chứng của bệnh Gout để lại di chứng rất rõ trên các chi.
Đừng đợi đến khớp biến dạng, đừng chờ đến mạch máu xơ vữa, đừng mong bệnh tiểu đường không có biến chứng.

Định nghĩa về bệnh thống phong (gout) do acid uric trong máu quá cao nên kết tủa ở khớp rồi sinh cơn đau hơn dao cắt là bệnh của người cao tuổi ở xứ lạnh, đa số là nam giới ít vận động, ăn nhiều mỡ, uống nhiều bia,… tuy vẫn đúng nhưng không còn hoàn toàn chính xác. Căn bệnh này từ lâu đã được ghi nhận ở nước ta với nhiều bệnh nhân tuổi rất trẻ, cả nam lẫn nữ, nhiều người thậm chí vận động thường xuyên, không hề uống bia, kể cả người ăn chay trường với tỷ lệ vượt mức báo động.

Bệnh nghiêm trọng không chỉ vì cơn đau làm mất khả năng lao động, hay vì di chứng ở khớp làm giảm chất lượng cuộc sống. Bệnh gout, ngoài những hậu quả như sỏi thận, viêm da, mệt mỏi,... còn là nguyên nhân làm suy yếu sức đề kháng, gây hao tổn cho người bệnh vì bệnh dai dẳng và dễ tái phát. Thuốc để hạ acid uric hay thuốc chống viêm khớp từ hóa chất tổng hợp nói chung đều vướng một nhược điểm khó giải quyết. Đó là phản ứng phụ của thuốc trực tiếp trên niêm mạc đường tiêu hóa, nhất là ở người bị viêm loét dạ dày và gián tiếp trên nhiều chức năng, nội tạng như gan, thận,...Thêm vào đó, tình trạng tăng acid uric khiến máu giảm tính kiềm, dẫn đến hàng loạt xáo trộn trong phản ứng biến dưỡng tạo điều kiện cho sự phát tán của nhiều căn bệnh nghiêm trọng khác. Do sự hiện diện của acid uric mà:


* Người bệnh tiểu đường tuy uống đủ thuốc nhưng đường huyết vẫn thiếu ổn định.
* Người bị viêm gan dù chữa trị lâu ngày nhưng men gan vẫn cao hơn định mức.
* Không ít người dù kiêng cử đủ điều lại thêm dùng thuốc hạ cholesterol nhưng mỡ trong máu vẫn trơ trơ.

Chính vì thế mà biện pháp tầm soát bệnh gout, cụ thể là đo lượng acid uric trong máu định kỳ là cơ sở để kịp thời can thiệp trước khi khớp bị xói mòn oan uổng. Hơn nữa, nếu có thể nên đồng thời kiểm soát hai yếu tố có tính tương hỗ với acid uric là đường huyết và cholesterol. Bởi, theo cảnh báo của tổ chức Y Tế Thế Giới, bệnh tiểu đường đã tăng đến mức báo động ở các nước Đông Nam Á, còn bệnh tim mạch do xơ vữa mạch máu vẫn đứng hàng đầu về tỷ lệ bệnh gây tử vong!

. Theo Báo Người Lao Động

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Xóm cũ đìu hiu  (18/02/2012)
Vẫn còn khác biệt giữa các vùng  (17/02/2012)
Kỹ sư gốc Việt phụ trách chế tạo xe Ford Mustang  (17/02/2012)
Bệnh tăng huyết áp  (15/02/2012)
“Yêu em lòng chợt từ bi bất ngờ”  (15/02/2012)
Sản xuất gạch theo công nghệ lò nung mới  (15/02/2012)
Phát hiện mới 8 trường hợp nghi mắc bệnh tay-chân-miệng  (14/02/2012)
Phát hiện loại thảo dược mới chống lão hóa   (14/02/2012)
Nhiều DHA chưa hẳn là tốt  (13/02/2012)
Trâu, bò chết do giá rét tiếp tục tăng  (12/02/2012)
Riêng cho vợ chồng   (11/02/2012)
Bắt đầu từ gia đình   (11/02/2012)
Bánh tráng trộn ở Quy Nhơn  (11/02/2012)
Đẩy nhanh tốc độ loại trừ bệnh phong  (11/02/2012)
Kiến nghị đầu tư 1.000 tỷ đồng cho chương trình Tiết kiệm năng lượng   (11/02/2012)