Chém… gió
9:14', 29/2/ 2012 (GMT+7)

Thời buổi bây giờ, ra đường ngày càng ít gặp người khiêm tốn. Ở đâu cũng dễ dàng bắt gặp những kẻ “chém gió”! Ngày xưa, các cụ hay gọi đó là “huênh hoang”, “ngạo mạn”, “khoác lác”, “ba hoa”, “tự phụ”, “kiêu căng”, “kiêu ngạo”; hiện đại hơn là “bốc phét”, “phét lác”, “nổ”. Thế hệ trẻ ngày nay sáng tạo thêm các thuật ngữ mới như “quăng bom”, “chém gió”, thậm chí nâng cấp lên thành “chém bão”...

“Đẳng cấp” thấp của giới chém gió chính là “chém gió online”. Trên các blog, diễn đàn xuất hiện ngày càng nhiều những câu lạc bộ chém gió, góc chém gió; trên Facebook có chém gió bang, hội chém gió. Thậm chí, những người thích chém gió còn lập hẳn một trang web mang tên chemzo.com!

“Hãy cùng tham gia hội chém gió để được kết bạn và chia sẻ. Các bạn sẽ thấy cuộc đời đẹp hơn, sẽ yêu đời hơn và thấy mình là người vô cùng quan trọng không khác gì “sao”. Chém gió, chém gió, cùng nhau chém gió, chung sức giúp hội chém gió lớn mạnh hơn các bạn ơi!”, đó là kêu gọi của một blogger là thành viên trong hội chém gió được phát tán trên các blog cá nhân. Lời “rêu rao” này nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các “fan” hâm mộ cùng mục đích… “chém”. Chỉ trong thời gian ngắn, số lượng thành viên của hội này tăng lên con số… “khủng”.

Thực tế, hiện nay, nhiều bạn trẻ đã lợi dụng blog để chém “gió” thành “bão”, “quảng bá” hình ảnh bản thân thái quá khiến người đọc ngán ngẩm. Không đơn thuần là nơi để xả stress, blog hiện nay đã là nơi các bạn trẻ hào hứng “xây dựng” một lâu đài ảo. Có điều lâu đài này luôn trong trạng thái lơ lửng giữa... không trung, không biết đổ sập khi nào.

Song sự chém gió ngoài đời thực mới nguy hiểm. Tôi đã từng chứng kiến nhiều người vô công rỗi nghề, suốt ngày la cà nơi quán sá, gặp người quen hay “quen quen” cũng bắt chuyện, rồi mặc sức chém gió. Nào là đang thực hiện dự án này, công trình kia; chuẩn bị đi nước này, châu lục nọ… Khi chém gió, hai tay vung ra như “xuất đao”, khuôn mặt biểu cảm, giọng nói hùng hồn, đứng lên ngồi xuống nhịp nhàng hẳn hoi. Nhưng sau vài lần tiếp xúc, người ta lại tránh xa khi nhận ra cái mặt chỉ biết… chém gió!

Ở chốn “quan trường”, chém gió để lại hậu quả nghiêm trọng hơn nhiều. Điển hình như vụ việc một vị quan chức khăng khăng khẳng định mình từng đi thi Olympic toán quốc tế. Thế nhưng, khi các nhà báo vào cuộc, kiểm tra thông tin từ những người phụ trách các đoàn học sinh thi toán quốc tế mới chắc chắn, vị quan chức trên chỉ nói cho… sướng miệng.

Một trong những truyền thống của người Việt ta là khiêm tốn. Nhưng trước chiều hướng “dịch” chém gió đang lây lan như hiện nay, không biết, truyền thống đó rồi sẽ đi đâu về đâu...

  • AN NHIÊN
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đình chỉ lưu hành, thu hồi hai loại dược phẩm   (27/02/2012)
Tin vui cho người bệnh phổi  (27/02/2012)
Phát hiện nhiều mẫu rau xanh có dư lượng thuốc BVTV vượt mức cho phép  (26/02/2012)
Nền nhà và nền đường  (26/02/2012)
Phòng khám tư nhân không khám chữa bệnh BHYT vượt tuyến, trái tuyến  (25/02/2012)
Anh không muốn “thơ” thành “văn xuôi”  (25/02/2012)
Trao quyền và thay đổi nhận thức cho phụ nữ   (25/02/2012)
Má   (24/02/2012)
Đoạn trường nuôi con mắc bệnh tâm thần  (24/02/2012)
Vân Canh đã dập tắt dịch lở mồm long móng  (24/02/2012)
Việt Nam nghiên cứu thành công vắcxin hai loại cúm A  (24/02/2012)
Sách điện tử tương tác đầu tiên trên thị trường Việt  (23/02/2012)
Khóa website với Internet Explorer   (23/02/2012)
Nâng cao khả năng ứng phó của phụ nữ với biến đổi khí hậu   (22/02/2012)
Đình chỉ lưu hành và thu hồi khẩn cấp thuốc Turifaton   (22/02/2012)