Bệnh tay chân miệng hoành hành miền Trung
16:31', 11/3/ 2012 (GMT+7)

Bác sĩ đang thăm khám, điều trị cho trẻ mắc bệnh tay chân miệng tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi.

Dịch tay chân miệng đang bùng phát mạnh tại các tỉnh miền Trung. Khánh Hòa có số ca bệnh nhiều nhất, tăng hơn 50% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngành y tế Quảng Ngãi cảnh báo đến 80% người lành mang mầm bệnh nên nguy cơ lây lan rất cao.

 

Thống kê của Bộ Y tế, hơn 2 tháng qua, cả nước có hơn 12.400 ca mắc bệnh tay chân miệng, trong đó 11 trường hợp tử vong. So với cùng kỳ 2011, số bệnh nhân tăng lên đến 7,4 lần mặc dù chưa vào mùa dịch.

 

Theo Viện Pasteur Nha Trang, Khánh Hòa là địa phương có số bệnh nhân tay chân miệng nhiều nhất trong 11 tỉnh, thành từ Quảng Bình đến Bình Thuận kể từ đầu năm đến nay. Hiện tỉnh này có gần 300 ca bệnh, trung bình mỗi tuần có 30 đến 40 bệnh nhân mới, tăng khoảng 50% so với cùng kỳ năm ngoái.

 

Tại Quảng Ngãi, so với cùng kỳ năm 2011 thì số lượng bệnh nhân tay chân miệng trong năm nay tăng đột biến. Nếu trong tháng 1/2012, số lượng trẻ nhập viện tại Khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi mỗi ngày chỉ có 3 cháu, thì trong 9 ngày đầu tháng ba đã tăng lên đến 14 bệnh nhân một ngày.

 

Từ đầu năm đến nay, Quảng Ngãi có hơn 450 ca mắc bệnh tay chân miệng nhập viện. Ngành y tế tỉnh đang lo ngại, bệnh tay chân miệng tái bùng phát trở lại tập trung chủ yếu ở các ổ dịch cũ từ năm ngoái; đồng thời lan rộng ra 10 huyện, thành phố, nhất là các huyện miền núi: Sơn Hà, Ba Tơ... nên khó kiểm soát.

 

Khó khăn lớn nhất trong công tác phòng bệnh tay chân miệng chính là xác định tác nhân gây bệnh. Lâu nay, nhiều người cho rằng chỉ có người mắc bệnh tay chân miệng mới là tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên theo kết quả theo dõi, khảo sát của ngành y tế Quảng Ngãi vừa công bố thì tỷ lệ người lành mang mầm bệnh chiếm đến 80%.

 

Bác sĩ Võ Văn Phú, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi khẳng định: "Người mang mầm bệnh nhưng không biểu hiện bệnh nguy cơ lây cho trẻ em là rất lớn. Tỷ lệ trẻ em khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh có triệu chứng lâm sàng chỉ có 20%, còn 80 % là nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng lâm sàng. Nhóm này vẫn thải các tác nhân gây bệnh ra môi trường gây khó cho phòng bệnh tay chân miệng".

 

Tại Quảng Ngãi, so với cùng kỳ năm 2011 thì số lượng bệnh nhân tay chân miệng trong năm nay tăng đột biến. Nếu trong tháng 1/2012, số lượng trẻ nhập viện tại Khoa Nhi – Bệnh viện đa khoa Quảng Ngãi mỗi ngày chỉ có 3 cháu, thì trong 9 ngày đầu tháng ba đã tăng lên đến 14 bệnh nhân một ngày.

 

Từ đầu năm đến nay, Quảng Ngãi có hơn 450 ca mắc bệnh tay chân miệng nhập viện. Ngành y tế tỉnh đang lo ngại, bệnh tay chân miệng tái bùng phát trở lại tập trung chủ yếu ở các ổ dịch cũ từ năm ngoái; đồng thời lan rộng ra 10 huyện, thành phố, nhất là các huyện miền núi: Sơn Hà, Ba Tơ... nên khó kiểm soát.

 

Khó khăn lớn nhất trong công tác phòng bệnh tay chân miệng chính là xác định tác nhân gây bệnh. Lâu nay, nhiều người cho rằng chỉ có người mắc bệnh tay chân miệng mới là tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên theo kết quả theo dõi, khảo sát của ngành y tế Quảng Ngãi vừa công bố thì tỷ lệ người lành mang mầm bệnh chiếm đến 80%.

 

Bác sĩ Võ Văn Phú, Phó giám đốc Trung tâm y tế dự phòng tỉnh Quảng Ngãi khẳng định: "Người mang mầm bệnh nhưng không biểu hiện bệnh nguy cơ lây cho trẻ em là rất lớn. Tỷ lệ trẻ em khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh có triệu chứng lâm sàng chỉ có 20%, còn 80 % là nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng lâm sàng. Nhóm này vẫn thải các tác nhân gây bệnh ra môi trường gây khó cho phòng bệnh tay chân miệng".

 

Nhiều bệnh viện, Trung tâm y tế các tỉnh miền Trung trở nên quá tải, có nơi phải kê thêm giường, thậm chí nằm giường xếp, võng... dọc hành lang. Ở nhiều huyện miền núi, ven biển các tỉnh: Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên... vệ sinh môi trường chưa đảm bảo, người dân không sử dụng nhà vệ sinh đúng quy cách, vứt rác bừa bãi cũng làm cho dịch bệnh có nguy cơ lây lan nhanh.

 

Ông Lê Quang Hùng, Phó Giám đốc Sở Y tế tỉnh Bình Định âu lo: " Nhiều địa phương tỷ lệ gia đình chưa có nhà tiêu hợp vệ sinh chiếm đến 40%. Ngay cả tại các nhà trẻ, các biện pháp vệ sinh chưa được quan tâm". Trong những ngày đầu tháng 3, tại huyện miền núi Vân Canh đã có một bệnh nhi tử vong do bệnh tay chân miệng. Dịch bệnh này đã xuất hiện ở 30 điểm trường, nhà trẻ, mẫu giáo trong tỉnh.

 

Tại Trung tâm Phụ sản - Nhi Đà Nẵng - nơi điều trị bệnh tay chân miệng lớn nhất miền Trung những ngày này cũng quá tải do số bệnh nhân tăng đột biến. Dọc hành lang, dưới chân cầu thang, bệnh nhi nằm trên ghế xếp, chiếu trải dưới nền chen chúc nhau. Mặc dù trung tâm này nâng công suất lên 80 giường, tận dụng phòng điều dưỡng để làm phòng điều trị kết hợp với Khoa Y học Nhiệt Đới tăng cường tổng cộng khoảng 100 giường, nhưng vẫn không đáp ứng kịp số bệnh nhi nhập viện.

 

Bác sĩ Ngô Thị Kim Yến, Phó giám đốc Sở Y tế Đà Nẵng cho biết: " Hiện Trung tâm Phụ sản - Nhi Đà Nẵng điều trị cho hơn 260 bệnh nhi không chỉ cho Đà Nẵng mà còn tiếp nhận điều trị cho các tỉnh: Quảng Ngãi, Quảng Nam khiến tình hình bệnh nhân quá tải, khả năng lây nhiễm bệnh chéo rất cao". Sở Y tế Đà Nẵng phải thành lập tổ tư vấn tay chân miệng đặt ngay tại Trung tâm Phụ sản - Nhi để tư vấn cho phụ huynh yên tâm.

 

Theo bà Yến, khó khăn hiện nay của ngành y tế là không có thuốc đặc trị, không có văcxin phòng ngừa. Mặt khác, nguồn lây bệnh cũng có từ người lớn mang mầm bệnh khiến việc cắt đứt nguồn lây này rất khó. Vì vậy, ý thức của người dân về hành vi rửa sạch tay chân cho trẻ, giữ gìn vệ sinh trong sinh hoạt, ăn uống là cực kỳ quan trọng.

 

Trong tháng 3 sẽ có 3 đoàn công tác liên ngành do Bộ Y tế chủ trì đi kiểm tra hoạt động chống dịch bệnh tay chân miệng tại các địa phương. Bộ trưởng Y tế cũng phân công 12 đoàn công tác hỗ trợ 63 địa phương trong suốt năm, thay cho việc cử đoàn theo đợt.

Các chuyên gia y tế đề xuất nên công bố dịch bệnh tay chân miệng thành hai mức: Mức có dịch và mức công bố dịch, nhằm huy động sự phối hợp của toàn hệ thống chính trị tại địa phương. Nếu chưa công bố dịch thì việc chống dịch chỉ do ngành y tế đảm nhiệm, chưa kể không công bố dịch khó có nguồn tài chính cho chống dịch.

 

Theo Bộ Y tế, năm 2011, gần 77% trường hợp mắc bệnh tay chân miệng tại cộng đồng, hơn 23% mắc tại trường học, tỷ lệ người lành mang trùng rất cao trong vùng dịch, lên tới 71%. Trên 80% ca tử vong nhiễm virút EV 71, độc lực cao nhất trong nhóm virút gây bệnh đường ruột.

 

. Theo VnE

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phụ thuộc hay không?  (10/03/2012)
Vì phụ nữ nghèo  (10/03/2012)
Bão từ không ảnh hưởng nhiều tới Việt Nam  (10/03/2012)
“Săn rồng” năm Thìn  (09/03/2012)
Chìa khóa bất tử con người trong tay giun  (09/03/2012)
Một ca bệnh viêm đa rễ dây thần kinh hiếm gặp  (08/03/2012)
Thủ tướng duyệt đề án ứng dụng làm điện hạt nhân  (08/03/2012)
Đào tạo kỹ năng “mềm” cho học viên CNTT  (07/03/2012)
Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh  (07/03/2012)
Tăng cường các biện pháp cấp bách phòng, chống bệnh tay - chân - miệng  (07/03/2012)
Khi nào là nguy hiểm?  (07/03/2012)
Việt Nam thiết kế 'trái tim' hệ thống nạp đạn tự động  (06/03/2012)
Gas lên giá sốc, bếp từ được chọn dùng nhiều hơn  (05/03/2012)
Khám sàng lọc cho trẻ em khuyết tật  (04/03/2012)
Bệnh nhân nghèo ung thư, chạy thận được hỗ trợ chữa bệnh  (04/03/2012)