Thử nghiệm ngăn cá dữ ở biển Quy Nhơn
20:52', 28/3/ 2012 (GMT+7)

Qua gần 3 năm (2010- 2012) thực hiện đề tài “Nghiên cứu thiết kế và thử nghiệm ngư cụ phòng tránh cá nhám tại vùng biển Bình Định”, những người thực hiện đã đưa ra các lý do cá mập vào vịnh Quy Nhơn và đề xuất các giải pháp phòng ngừa.

Đề tài do PGS-TS Võ Sĩ Tuấn, công tác tại Viện Hải dương học (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa) thực hiện. Lý do cá mập vào vịnh Quy Nhơn được đề tài đưa ra là: do có nhiều lồng bè nuôi thủy sản, chà tôm, lưới lồng, do thức ăn rơi rớt từ bến tàu cá…

 

Cá mập sọc trắng bắt được ở biển Quy Nhơn vào tháng 6.2011.

 

Các báo cáo của đề tài cho rằng có ba loài cá dữ có thể đã tấn công người tắm biển ở Quy Nhơn là: cá mập sọc trắng (Carcharhinnus amblyrhynchoides); cá mập mắt to (Carcharhinnus amboinensis); cá mập thâm (Carcharhinnus limbatus). Dựa vào cơ sở khoa học của đề tài, Chi cục Khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh cùng các nhà nghiên cứu ở Viện Khoa học - Công nghệ khai thác thủy sản (Đại học Nha Trang), Viện Hải dương học đưa ra giải pháp dùng ba hệ thống lưới để ngăn chặn cá tấn công người tắm biển.

Theo giải pháp đã thống nhất, vùng vịnh Quy Nhơn, khu vực biển từ eo sân bay đến khu du lịch Ghềnh Ráng dự kiến lắp đặt ba hệ thống lưới và vàng câu ở ba vùng khác nhau. Vùng một, ở phía nam khu du lịch Ghềnh Ráng, nằm giữa con lạch số 2, có độ sâu từ 3-5,4 m. Vùng 2, nơi có hố sâu từ 3,5-4,4 m, cách bờ khu vực khách sạn Hải Âu 0,5 km. Vùng 3 cách bờ từ 1-1,2 km, tại khu vực biển từ eo sân bay đến khách sạn Hải Âu - nơi có con lạch sâu khoảng 4,8 m. Vị trí đặt ba hệ thống lưới và câu song song với bờ, tại những vị trí có lạch sâu mà cá mập thường ra vào. Mỗi hệ thống có chiều dài khoảng 300 m.

Trên chiều dài mỗi hệ thống lưới và câu, được thiết kế hai tấm lưới ở hai bên, ở giữa là một đoạn mặt biển trống có thả nhiều lưỡi câu đơn. Lưới hoặc lưỡi câu có phao nổi, bên dưới sát mặt đáy biển gắn neo để cố định vị trí. Giữa các lưỡi câu đơn có chừa khoảng trống để tàu, ghe nhỏ có thể qua lại dễ dàng.

PGS-TS Võ Sĩ Tuấn cho biết: “Để tránh cá mập tấn công, không nên tắm biển lúc sáng sớm, hoặc chiều tối; tránh vùng nước đục; người có vết thương chảy máu không nên xuống biển; không mặc trang phục hoặc đeo đồ trang sức lấp lánh; không bơi gần đàn cá nhỏ; không bơi gần khu neo đậu tàu thuyền... Ngoài ra, cần thu dọn chà, lưới lồng, bè nuôi thủy sản trong vùng bãi tắm; di dời vùng neo đậu tàu thuyền ra khỏi bãi tắm; xây dựng trạm cứu hộ vùng tắm
biển…”.

  • Hoàng Lân
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đa dạng hóa lĩnh vực hoạt động   (28/03/2012)
Chẩn đoán từ xa bệnh lý võng mạc tiểu đường  (28/03/2012)
90% người dùng Việt không biết phân biệt rau an toàn  (28/03/2012)
Khai trương hệ thống wifi miễn phí diện rộng đầu tiên ở VN  (28/03/2012)
“Men tiêu hoá”: tưởng một mà hai  (27/03/2012)
Khám sàng lọc hơn 300 trẻ em khuyết tật  (25/03/2012)
Mổ lấy dị vật đường thở cho cháu bé 4 tuổi  (25/03/2012)
Nàng và men...  (25/03/2012)
Thả một con cu li về rừng  (24/03/2012)
Mời các nhà khoa học nghiên cứu tìm nguyên nhân  (23/03/2012)
Một tuần có 128 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng  (23/03/2012)
Lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu Game online  (23/03/2012)
Khởi động dự án trường đại học ảo tại Việt Nam  (23/03/2012)
Khai trương mạng truyền số liệu chuyên dùng phục vụ các cơ quan Đảng và Nhà nước  (23/03/2012)
5 trang trại nuôi heo bằng thức ăn tạo nạc  (22/03/2012)