Bệnh thường xảy ra lúc gần sáng hoặc về đêm từ chỗ nằm ấm ra khoảng trống có gió lùa, lạnh đột ngột. Cơn đau nếu liên tục cả buổi hoặc nhiều ngày thì thường không phải do bệnh lý tim mạch. Nếu bệnh nhân đau khi tăng thở, hít sâu và cử động thường là bệnh lý của viêm dính màng phổi. Khi vận động 2 chi trên thường đau nhiều có thể nghĩ đến viêm dây thần kinh liên sườn, hoặc viêm phế quản cấp nếu ho kèm theo tức ngực. Tuy nhiên, việc tìm ra bệnh phụ thuộc vào tiền sử ở những bệnh nội khoa khác và cơ địa.
Xử lý:
Nếu ngực trái đau như đè ép, bó chặt hoặc nhói như kim châm, nóng phừng mặt, mặt tái xanh vã mồ hôi, hốt hoảng và sợ hãi trong 25 - 30 giây hoặc vài phút thì người bệnh phải nằm yên tại chỗ, ngậm dưới lưỡi 1 viên Nitroglycerin 0,006mg. Trong trường hợp bệnh nhân vẫn còn khó chịu ở vùng ngực trái (ngực tim), nhịp tim nhanh phải chuyển đến bệnh viện bằng taxi, không di chuyển bằng honda hoặc xích lô nếu không có người ôm giữ nhẹ nhàng.
Đối với người thỉnh thoảng có biểu hiện đau ngực trái phải thường xuyên ghi điện tâm đồ, thử nhóm mỡ trong máu, chú ý HDN Cholesterol, Triglycerid men chuyển của cơ tim và gan (SGOT - SGPT) và thực hiện chỉ dẫn của bác sĩ nội tim mạch.
Dự phòng:
Cách dự phòng tốt nhất là phải khám định kỳ tại bệnh viện gần nhất. Nếu đã có chẩn đoán bệnh lý mạch vành, bệnh nhân cần chú ý: rèn luyện thể lực từ nhẹ đến vừa (không được tập nặng), thức giấc nửa đêm không ra chỗ trống đột ngột, nên ăn nhạt và uống tiết rùa với một ít rượu (40ml rùa + 1ml rượu), uống nhiều nước.
Trong cơ số thuốc cấp cứu tại nhà của bệnh nhân nên có viên Nytroglycerin 0,006mg để ngậm dưới lưỡi phòng khi có cơn đau ngực trái, vài viên Vasteren và Capoten loại 50mg. Nếu tiền sử bệnh nhân có huyết áp cao ở giai đoạn 2 - 170/100mmHg thì chỉ được uống 1/2 Capoten 50mg.
Với những người béo bệu nên hạn chế ăn đường, các chất bột và mỡ động vật; đồng thời nên uống cách nhật mỗi ngày một viên Lipitor 10mg hoặc 1 viên Lypanthyl 100mg sau ăn no nếu chưa có điều kiện thử nhóm mỡ trong máu.
|