Nhiều bệnh nhi bị sốt xuất huyết nặng
20:17', 6/6/ 2012 (GMT+7)

Ngày 6.6, bác sĩ Phạm Văn Dũng, Phó Trưởng khoa Nhi, BVĐK tỉnh, cho biết từ đầu năm đến nay, khoa đã tiếp nhận khoảng 10 bệnh nhi bị sốt xuất huyết (SXH) có dấu hiệu giảm tiểu cầu, xuất huyết.

Đến nay, khoa Nhi vẫn còn 1 bệnh nhi mắc SXH Dengue giai đoạn cảnh báo, có chảy máu mũi. Đó là trường hợp cháu Đinh Nhất Nguyên, 5 tuổi, ở phường Quang Trung, TP Quy Nhơn (ảnh), nhập viện ngày 3.6. Chị Châu Thị Hà, mẹ của bé Nguyên, cho biết trước đó bé sốt cao, nhập viện điều trị bác sĩ chẩn đoán bị sốt siêu vi. Nhưng ra viện được 2 ngày thì bé tiếp tục sốt cao, mệt mỏi, chảy máu mũi nhiều và đau bụng. Kết quả chẩn đoán cho biết, cháu Nguyên mắc bệnh SXH Dengue, tiểu cầu giảm và xuất huyết. 

 

Bác sĩ điều trị Nguyễn Thị Mỹ Trang cho biết, số ca SXH nhập viện khá rải rác, nhưng hầu hết là bệnh nặng. Một số trẻ nhập viện có biểu hiện lừ đừ, tay chân lạnh, tiểu cầu thấp, mạch nhanh, huyết áp tụt, nôn ra máu, đi tiêu phân đen...

Theo bác sĩ Dũng, bệnh SXH thường gây sốt từ 2 đến 7 ngày. Triệu chứng nguy hiểm của SXH có thể làm trẻ tử vong là trụy tim mạch, thường xảy ra từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 6 của bệnh, vào thời điểm hết sốt và 24-48 giờ sau đó. Một số cha mẹ có thể nghĩ rằng trẻ hết sốt là hết bệnh. Tuy nhiên, đối với bệnh SXH, thời điểm hết sốt rất quan trọng. Trong 3 ngày đầu rất khó phân biệt bệnh SXH với bệnh nhiễm siêu vi thông thường. Vì thế, khi thấy trẻ đang chơi bình thường, đột ngột sốt cao liên tục thì nên đưa bé đến cơ sở y tế để được khám và chẩn đoán bệnh. Trong giai đoạn nặng, trẻ sẽ có những biểu hiện như chảy máu cam, chấm đỏ ngoài da, nôn ói, đau bụng… nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng trụy tim mạch (sốc).

Các bác sĩ khuyến cáo bệnh SXH có thể gặp ở tất cả các lứa tuổi, từ sơ sinh cho đến người lớn. Đối với trẻ em, lứa tuổi thường gặp nhất là 5 tuổi đến 15 tuổi. Trẻ càng nhỏ khi mắc bệnh sẽ dễ trở nặng vì triệu chứng ít điển hình, thường dễ lầm lẫn với các bệnh khác như viêm họng, rối loạn tiêu hóa... và việc theo dõi cũng khó hơn trẻ lớn. Việc phòng ngừa SXH hiện còn nhiều hạn chế. Điều có thể làm là nhanh chóng phát hiện bệnh và điều trị đúng cách.

  • THANH BÌNH
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phổ biến phần mềm trình bày văn bản mới  (06/06/2012)
Giọt bắn và nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường hô hấp  (06/06/2012)
Phát hiện ổ dịch nghi sốt xuất huyết  (05/06/2012)
Thói quen tích cóp cả đời của nhiều người Việt  (05/06/2012)
Việt Nam đón siêu nguyệt thực  (04/06/2012)
Sàng lọc ung thư cổ tử cung hơn 1.000 trường hợp  (03/06/2012)
Đồng hành cùng phụ nữ xóa đói giảm nghèo  (02/06/2012)
Quy Nhơn triển khai phân loại rác thải tại nguồn  (02/06/2012)
Những người được giáo dục nhiều hơn, sống thọ hơn  (02/06/2012)
Ông Tây chiếu phim quyên tiền giúp ngư dân Việt  (02/06/2012)
Những cuộc gọi của má   (01/06/2012)
Góp phần giảm sinh và nâng chất lượng cuộc sống  (01/06/2012)
Dân Trung Quốc tẩy chay thực phẩm của chính họ  (01/06/2012)
Đình chỉ lưu hành thuốc không đạt tiêu chuẩn chất lượng  (31/05/2012)
Chớ xem thường cơn đau thắt ngực trái  (30/05/2012)