Công bố chuẩn quốc tế mới về chất lượng và an toàn thực phẩm
15:12', 5/7/ 2012 (GMT+7)

Ngày 4.7, Ủy ban luật quốc tế về chất lượng và an toàn thực phẩm của LHQ (CAC) đã công bố các tiêu chuẩn quốc tế mới về chất lượng và an toàn thực phẩm, đặc biệt là hàm lượng chất melamine độc hại trong sữa dành cho trẻ em, tiêu chuẩn về hải sản, các loại dưa, hoa quả khô và quy chế về nhãn thực phẩm.

CAC công bố các tiêu chuẩn mới về chất lượng và an toàn thực phẩm này nhằm tăng cường mức độ an toàn và hàm lượng dinh dưỡng cao hơn của thực phẩm để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng trên toàn cầu.

Melamine là chất độc hại gây chết người, song nhiều nhà sản xuất đã lạm dụng chất này để tăng hàm lượng protein trong thực phẩm, trong đó có cả sữa và sữa bột dành cho trẻ em. Sữa chứa melamine hàm lượng cao của Trung Quốc là nguyên nhân gây tử vong cho nhiều trẻ em ở nước này.

Trong tiêu chuẩn mới về an toàn thực phẩm, CAC quyết định hàm lượng an toàn melamine tối đa là 0,15 mg/kg đối với sữa nước dành cho trẻ em, 1 mg/kg đối với sữa bột dành cho trẻ em và 2,5 mg/kg đối với thức cho động vật và các thực phẩm khác.

CAC cũng giới hạn hàm lượng an toàn của chất độc hại aflatoxins trong hoa quả khô là 10 microgam/kg cùng nhiều quy định chi tiết khác về mẫu kiểm nghiệm. Aflatoxins là chất độc hại gây ung thư thường được phát hiện có nồng độ cao trong các thực phẩm như hoa quả khô, đồ gia vị và ngũ cốc nếu các sản phẩm này không được bảo quản thích hợp.

Ủy ban luật quốc tế trên nhấn mạnh một lo ngại về sức khỏe con người mới nổi lên liên quan đến việc con người sử dụng ngày càng nhiều dưa được bổ trước. Những lát dưa được bổ trước bị phơi nhiễm trở thành môi trường phát triển lý tưởng cho các vi khuẩn đe dọa sức khỏe con người như salmonella và listeria. CAC yêu cầu dưa được cắt lát trước này phải được bọc lại và bảo quản trong tủ lạnh càng sớm càng tốt ở nhiệt độ 4 độ C và các phương tiện dùng để cắt dưa phải được tẩy trùng thường xuyên.

CAC cảnh báo vệ sinh thực phẩm đối với hải sản, đặc biệt là động vật thân mềm, đã trở thành mối lo ngại nghiêm trọng về an toàn thực phẩm. Ủy ban đã quy định một loạt các biện pháp vệ sinh nhằm ngăn chặn và kiểm soát các virus sống trong các thực phẩm này. Các virus nguy hiểm sống trong hải sản phổ biến là viêm gan A và norovirus. Mức độ gây hại của chúng trong các nguồn hải sản phụ thuộc vào mức độ ô nhiễm sinh học môi trường nước mà các hải sản sinh sống. Vì vậy, CAC khuyến cáo các nước cần đảm bảo chất lượng nước ở khu vực nuôi trồng hải sản. Ủy ban trên cũng yêu cầu các nhà sản xuất thực phẩm trên toàn cầu cần dán nhãn ghi rõ hàm lượng dinh dưỡng trên sản phẩm để đảm bảo thông tin tốt hơn đến người tiêu dùng.

CAC là cơ quan liên chính phủ được thành lập cách đây 49 năm và hiện có 184 nước thành viên. Tổ chức Lương Nông LHQ (FAO) và Tổ chức Y tế thế  giới (WHO) điều hành CAC nhằm bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và đảm bảo công bằng trong buôn bán thực phẩm.

. Theo Chinhphu.vn

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Đã có văcxin cai nghiện thuốc lá  (05/07/2012)
Phát hiện loại protein gây bệnh ung thư vòm miệng  (04/07/2012)
“Hạt của Chúa” có thể được công bố vào ngày mai  (03/07/2012)
Vợ và Euro  (01/07/2012)
Vợ chồng Ngâu   (30/06/2012)
Cùng con bước vào kỳ thi đại học  (29/06/2012)
Trung Quốc: Tàu vũ trụ Thần Châu 9 trở về Trái Đất  (29/06/2012)
Ngày mai (30.6) thời gian bị kéo lùi một giây  (29/06/2012)
Cải tạo giống nòi Việt Nam nhờ giải mã hệ gene  (28/06/2012)
Nở rộ điện thoại thông minh “bình dân”   (27/06/2012)
Để trẻ không bị suy dinh dưỡng  (27/06/2012)
Việt Nam sắp sản xuất xe hơi hybrid?  (27/06/2012)
Những tác dụng tuyệt vời của măng cụt  (27/06/2012)
Bệnh viện Từ Dũ đón ca sinh bốn bé gái thành công  (27/06/2012)
Đã có vắc xin cai nghiện ma túy  (26/06/2012)