Ứng dụng, phát triển công nghệ sinh học ở Bình Định:
Cần lộ trình phát triển cụ thể
22:10', 1/8/ 2012 (GMT+7)

Những năm qua, công tác nghiên cứu, ứng dụng công nghệ sinh học (CNSH) ở tỉnh ta đã có những bước phát triển vượt bậc, đem lại hiệu quả thiết thực, đặc biệt là với lĩnh vực nông-lâm-ngư nghiệp, y tế và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. PV Báo Bình Định đã phỏng vấn tiến sĩ Võ Ngọc Anh, Phó Giám đốc phụ trách Sở KH-CN, về định hướng phát triển CNSH trong thời gian tới.

* Ông có thể cho biết một số đóng góp của CNSH đối với sự phát triển của các ngành kinh tế trong tỉnh?

- Những năm qua, từ khi cập nhật và phát triển, công tác nghiên cứu ứng dụng CNSH ở tỉnh ta đã đạt được một số kết quả nhất định. CNSH được ứng dụng mạnh mẽ trong việc tạo và nhân giống cây trồng mới có năng suất, chất lượng và hiệu quả cao cho phát triển nông-lâm nghiệp và cây dược liệu, nấm ăn. Đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, việc ứng dụng CNSH nhân giống và lai tạo giống cây trồng, vật nuôi đã đem lại kết quả đáng kể, giúp thay đổi cơ cấu cây trồng, vật  nuôi, cơ cấu mùa vụ, cải tạo vườn tạp, trồng rừng năng suất cao, góp phần làm thay đổi sản xuất nông-lâm nghiệp ở tỉnh ta theo hướng tích cực hơn. Phát triển mạnh mẽ kỹ thuật nhân giống nhân tạo các loài thủy sản, sản xuất được số lượng lớn giống thủy sản chất lượng cao để cung cấp giống cho các hộ nuôi tôm; áp dụng các loại thuốc thú y thủy sản, thức ăn chức năng nhằm nâng cao chất lượng và năng suất nuôi trồng thủy sản.

 

Ứng dụng CNSH đã tạo nên những chế phẩm sinh học góp phần bảo vệ môi trường và tăng hiệu quả sản xuất

- Trong ảnh: Người dân Nhơn An (An Nhơn) sử dụng thuốc bảo vệ thực vật sinh học với cây mai.

Chúng ta cũng đã áp dụng thành công kỹ thuật hầm Biogas xử lý chất thải chăn nuôi làm chất đốt rẻ tiền và bảo vệ môi trường nông thôn. Hiện nay, mô hình được nhân rộng cả tỉnh. Một số lĩnh vực về xử lý rác thải đô thị, nước thải công nghiệp bằng phương pháp sinh học đang được nghiên cứu ứng dụng…

Tuy đạt được nhiều kết quả đáng khích lệ, song việc phát triển và ứng dụng CNSH trong tỉnh cũng còn rất nhiều tồn tại và hạn chế.

* Những tồn tại, hạn chế đó là gì, thưa ông?

- Trước hết là cơ sở vật chất. Gần đây, cơ sở vật chất cho lĩnh vực CNSH đã được quan tâm đầu tư nhiều hơn. Tuy nhiên, CNSH là một ngành khoa học thực nghiệm công nghệ cao, nên hạ tầng kỹ thuật phục vụ cho nghiên cứu nhìn chung vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Thứ hai là năng lực nghiên cứu triển khai còn hạn chế cả về mức độ của các công trình nghiên cứu thử nghiệm lẫn khả năng tạo ra quy trình công nghệ hoàn chỉnh phục vụ phát triển kinh tế. Thứ ba là nhân lực. Cán bộ chuyên ngành về CNSH của tỉnh còn thiếu trầm trọng, đặc biệt là cán bộ có trình độ cao.

* Theo ông, tỉnh ta nên có những giải pháp nào để thúc đẩy phát triển CNSH trong thời gian tới?

- CNSH là một ngành khoa học thực nghiệm cao, đòi hỏi mức đầu tư tương xứng. Những năm qua, tỉnh ta chưa xác định lĩnh vực trọng điểm để đầu tư. Một số lĩnh vực đã đầu tư thì còn nhỏ lẻ, đầu tư trang thiết bị chưa gắn kết với đầu tư cho đào tạo và phát triển nhân lực CNSH. Một nguyên nhân nữa là nhận thức của các cấp, các ngành về vai trò, vị trí của CNSH chưa đầy đủ, do vậy thiếu sự đầu tư và quan tâm đúng mức. Các đơn vị nghiên cứu triển khai hoạt động chưa gắn kết với nhau nên chưa phát huy hiệu quả cao, chưa có ngành nào được giao làm đầu mối về định hướng ứng dụng và phát triển CNSH tại Bình Định.

Hiện nay, dự thảo kế hoạch ứng dụng và phát triển CNSH tỉnh Bình Định đến năm 2020 đã hoàn thành và đang chờ UBND tỉnh phê duyệt. Dự thảo có đề cập đến nhiều giải pháp phát triển đồng bộ và toàn diện lĩnh vực CNSH. Trong đó, quan trọng nhất là đầu tư về cơ sở vật chất; tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trong lĩnh vực CNSH. Có chính sách thu hút, đa dạng hóa các nguồn đầu tư nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm CNSH thiết yếu; khuyến khích và hỗ trợ các hoạt động đào tạo nguồn nhân lực. Có chính sách ưu tiên đầu tư, hỗ trợ không thu hồi hoặc thu hồi tỉ lệ thấp đối với các đề tài, dự án nghiên cứu ứng dụng, sản xuất thử nghiệm thuộc các lĩnh vực CNSH phục vụ yêu cầu phát triển sản xuất của tỉnh. Ngoài ra, cần tăng cường và đa dạng hóa các nguồn vốn đầu tư, xây dựng và áp dụng chính sách thu hút, đa dạng hóa các nguồn đầu tư trong nước và ngoài nước cho nghiên cứu, sản xuất các sản phẩm CNSH; có chính sách ưu đãi phát triển nhanh các doanh nghiệp CNSH vừa và nhỏ trên địa bàn tỉnh.

* Xin cảm ơn ông!

  • MAI HỒNG (Thực hiện)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tăng cường việc phòng chống dịch cúm gia cầm  (01/08/2012)
Hội chứng tăng nhiễm do ấu trùng giun lươn ở bệnh nhân tiểu đường  (30/07/2012)
Trên 3,9% số học sinh 8-10 tuổi mắc bệnh bướu cổ  (29/07/2012)
8,7 triệu thuê bao di động ở Hàn Quốc bị mất dữ liệu  (29/07/2012)
Tốt gỗ hơn tốt nước sơn!  (29/07/2012)
Gây quỹ từ phế liệu  (29/07/2012)
Dâu nhặt  (28/07/2012)
Số người tham gia đông dần  (27/07/2012)
WHO công bố biện pháp phòng chống bệnh viêm gan  (26/07/2012)
Hoàn thành phần mềm đóng gói “Văn phòng điện tử”   (25/07/2012)
Tăng cường công tác đảm bảo an ninh thông tin mạng  (25/07/2012)
Ẩn họa từ những viên thuốc tễ đen  (26/07/2012)
Bình Định khống chế tốc độ lây nhiễm HIV/AIDS ở mức 0,054%  (24/07/2012)
Phát hiện mạch nước ngầm quý giá 10.000 năm tuổi  (23/07/2012)
Nguy cơ bùng phát dịch sốt xuất huyết  (21/07/2012)