“Hai lúa” Nguyễn Kim Chính:
Sáng tạo thành công máy tuốt đậu phụng
17:42', 29/8/ 2012 (GMT+7)

Tiếp theo các sáng tạo nổi tiếng: cải tiến máy cắt lúa rải hàng; kéo cắt cành, hái trái cây; máy bóc hạt trái điều…, giờ đây “hai lúa” Nguyễn Kim Chính (ở xã Cát Nhơn, huyện Phù Cát) lại sáng tạo ra máy tuốt đậu phụng, đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều địa phương trong tỉnh.

Máy kết cấu khá đơn giản. Kích thước nhỏ, gọn, chỉ khoảng 50x90cm, trọng lượng 45kg; chiều cao vừa tầm tay người đứng, để thoải mái đưa cây đậu phụng vào máy. Ông Nguyễn Kim Chính cho biết: “Khi máy hoạt động, người vận hành chỉ nhẹ nhàng đưa từng nắm cây đậu phụng từ phía bên phải vào khe giữa 2 trục lô, sao cho vừa quá phần có cụm trái là được. Khi đưa cây đậu phụng vào, nhờ các gân xoắn của trục lô xoay liên tục nên tuốt được trái đậu ra khỏi thân. Máy tuốt được 200kg trái/giờ, tương đương 5 lao động tuốt thủ công.

 
Ông Nguyễn Kim Chính với máy tuốt đậu phụng công suất 200kg trái/giờ. Ảnh: H.L

Với ưu điểm kết cấu đơn giản, gọn nhẹ, dễ vận hành, giá thành rẻ (6 triệu đồng/máy), máy tuốt đậu phụng của “hai lúa” Nguyễn Kim Chính đang được sử dụng rộng rãi ở nhiều địa phương trong tỉnh. Không dừng lại ở kết quả đạt được, dựa trên nguyên lý máy tuốt đậu phụng đã sản xuất, ông Chính đã cải tiến để tạo nên máy tuốt đậu phụng thế hệ thứ 2 với công suất lớn hơn, tiện ích hơn. Máy cải tiến có 4 trục lô xoắn, được lắp đặt song song nhau, cây đậu phụng được cho vào cả 2 bên. Có băng chuyền tải đưa cây đậu phụng mới thu hoạch vào máy một cách liên tục, không phải dùng sức người đưa vào từng nắm như máy “nhỏ”, mà chỉ đưa cây đậu lên băng chuyền, máy tự điều chỉnh lượng cây đậu trước khi đưa vào hệ thống trục lô. Máy cải tiến có gắn hệ thống quạt để làm sạch rác, hạt lép, hạt hư và có vít xoắn tải để đưa hạt đậu ra ngoài. Máy chỉ cần 2 người vận hành, công suất từ 1- 1,5 tấn trái đậu tươi/giờ. Theo ông Chính, máy công suất lớn này có giá khoảng 15 triệu đồng. 

Hiện nay, người nông dân thường sử dụng máy tuốt lúa cải tiến làm máy tuốt đậu phụng. Tuy nhiên, khi tuốt, hạt đậu bị vỡ nhiều, tung tóe xung quanh, tính năng không bền vững, năng suất thấp, chỉ 100kg/giờ, tiêu tốn nhiều năng lượng. Một số nhà kỹ thuật cơ khí ở Bình Thuận làm máy tuốt đậu phụng quy mô lớn nhưng tuốt không triệt để, trái còn dính trong dây, nên người dùng không chấp nhận. Hiện máy tuốt đậu phụng của ông Chính bước đầu được nông dân trong tỉnh ưa chuộng, vì giá vừa phải, tiện ích, gọn nhẹ.

  • HOÀNG LÂN
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Vụ 100% mẫu máu nhiễm dioxin: Cần phải bình tĩnh!  (29/08/2012)
Ô nhiễm môi trường, hải âu ăn thịt cá voi  (29/08/2012)
Tối 31.8, "Trăng xanh" sẽ xuất hiện ở Việt Nam  (29/08/2012)
Lãng phí nguồn năng lượng  (28/08/2012)
Việt Nam sản xuất khẩu phần ăn dạng tuýp cho lực lượng đặc biệt  (27/08/2012)
Hạnh phúc mong manh  (25/08/2012)
Phát hiện bệnh lạ có các triệu chứng như HIV/AIDS  (25/08/2012)
“Chim chuyền chọn nhánh mà chuyền…”  (24/08/2012)
Hội nghị khoa học Bệnh viện đa khoa tỉnh lần VII - năm 2012  (24/08/2012)
Một sự thật gây sốc  (24/08/2012)
Microsoft công bố biểu trưng mới sau 25 năm  (24/08/2012)
Bàn giao sản phẩm đề tài nghiên cứu hiện tượng cá dữ tấn công người  (22/08/2012)
Tăng cường sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ  (22/08/2012)
“Thắt chặt” quản lý thuê bao di động trả trước  (22/08/2012)
Không nên giữ đồ điện tử cũ trong nhà  (22/08/2012)