Thêm “vũ khí” chống lại bệnh hiểm nghèo
10:20', 7/9/ 2012 (GMT+7)

Với tiến bộ của nền y học thế giới, nhiều bệnh hiểm nghèo nay đã có thể điều trị được, miễn là bạn có quỹ dự phòng tài chính đủ lớn - Ảnh chỉ mang tính minh họa

“Tại sao còn trẻ vậy mà tôi phải chết?” - câu hỏi tuyệt vọng của anh như cứa vào lòng những người thân ở bên cạnh anh vào những giây phút cuối của cuộc đời. Anh không đành lòng ra đi khi chỉ mới 38 tuổi, để lại vợ và 2 con sau 3 năm chống chọi với căn bệnh ung thư.

Giành giật sự sống

Cuộc sống như một cây cầu nối hai bờ sinh tử. Đang sống yên lành, một ngày nọ khi anh tham gia khám sức khỏe định kỳ của công ty, bác sĩ phát hiện thận trái của anh có một khối u, và sau đó xác nhận rằng anh bị ung thư thận. Không tin điều đó là sự thật, anh chạy qua Singapore, và bàng hoàng khi nhận cùng một kết quả.

Khối u lớn nhanh ngoài sự tưởng tượng, anh đồng ý cắt đi một quả thận để bằng mọi giá phải sống, phải ở lại bên gia đình. Nhưng hai năm sau, anh lại tiếp tục vào viện với những đợt điều trị triền miên và rồi anh không thể bình phục để trở về nhà được nữa.

Mỗi ngày, chúng ta đọc rất nhiều câu chuyện đau thương như thế về bệnh hiểm nghèo, về những cuộc đấu tranh giành giật sự sống diễn ra ở khắp mọi nơi, ở cả những người còn rất trẻ, tưởng chừng đang rất sung sức.

Các thống kê cho thấy tỷ lệ bệnh hiểm nghèo tại nước ta không ngừng tăng lên trong những năm qua do môi trường ngày càng ô nhiễm, thức ăn độc hại, áp lực của cuộc sống hiện đại…

Theo Tổ chức Y tế thế giới, tại VN hàng năm có đến hơn 150.000 trường hợp ung thư mới, còn Hội Phòng chống Tai biến mạch máu não VN cho biết nước ta có trên 200.000 người bị đột quỵ mỗi năm, trong đó hơn 50% bị tử vong.

Nhẹ gánh âu lo vì được bảo vệ nhiều lần

Trên thị trường đang có khá nhiều sản phẩm dự phòng tài chính cho điều trị bệnh hiểm nghèo. Tuy nhiên, các gói bảo vệ đều chưa đủ mạnh để có thể đẩy lùi mối lo bệnh tật. Một chuyên gia về bảo hiểm cho biết, theo dõi sát đặc điểm của các sản phẩm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo trên thị trường thời gian vừa qua, ông đặc biệt ấn tượng với sản phẩm Phú-An Lộc mà Prudential vừa giới thiệu.

“Tôi nghĩ Phú-An Lộc đã đáp ứng tốt những yêu cầu cơ bản nhất của người dân khi cần sự bảo vệ tài chính trước bệnh hiểm nghèo. Những yếu tố này đồng thời cũng tạo nên sự khác biệt của Phú-An Lộc trước các sản phẩm tương tự trên thị trường”, vị chuyên gia này nhận xét.

Theo ông, Phú-An Lộc có phạm vi bảo hiểm khá rộng với 37 bệnh hiểm nghèo thường gặp và hơn thế, sản phẩm còn mở rộng ra các thương tật do tai nạn như chấn thương sọ não nghiêm trọng, bỏng nặng... Đây cũng là sản phẩm duy nhất trên thị trường chi trả quyền lợi bảo hiểm đến 2 lần khi khách hàng mắc các bệnh hiểm nghèo khác nhau và hợp đồng vẫn đảm bảo duy trì hiệu lực mà không cần tiếp tục đóng phí sau khi mắc bệnh hiểm nghèo lần thứ nhất.

Một nét độc đáo khác là Phú-An Lộc còn hỗ trợ chi phí điều trị các bệnh hiểm nghèo giai đoạn đầu như bệnh mạch vành và ung thư biểu mô tại chỗ. Đặc biệt, sản phẩm chi trả gấp đôi số tiền bảo hiểm cộng các khoản lãi nếu có rủi ro tử vong xảy ra. Còn nếu may mắn khỏe mạnh, đến cuối thời hạn hợp đồng, khách hàng sẽ nhận được một khoản tiền lớn cho những ngày hưu trí an nhàn và làm của để dành cho con cháu. Đây cũng là điểm nổi bật của Phú-An Lộc khi mà trên thị trường đại đa số các sản phẩm bảo hiểm bệnh hiểm nghèo không có quyền lợi tiết kiệm.

Tiết kiệm nhiều khi tham gia bảo hiểm sớm

Với tiến bộ của nền y học thế giới, nhiều bệnh hiểm nghèo nay đã có thể điều trị được, miễn là bạn có quỹ dự phòng tài chính đủ lớn. Hãy để bác sĩ bảo hiểm nhân thọ tầm soát bệnh cho bạn, cùng bạn vượt qua bệnh tật. Ngay cả lúc bạn phải chuẩn bị cho chuyến hành trình xa nhất của cuộc đời, bạn vẫn có thể phụng dưỡng cha mẹ chu đáo, chăm sóc người bạn đời, che chở và lo toan cho con cái… Lưu ý rằng khi còn trẻ khỏe và làm ra thu nhập chính là lúc thích hợp nhất để bạn tham gia giải pháp tài chính cho bệnh hiểm nghèo với chi phí tiết kiệm nhất.

. Theo TNO

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
5 em nhỏ mắc bệnh tim bẩm sinh được phẫu thuật miễn phí  (06/09/2012)
TPHCM buộc sử dụng văn bản điện tử trong thủ tục hành chính  (06/09/2012)
Phê duyệt chương trình quốc gia khắc phục ô nhiễm  (06/09/2012)
Tin tặc tấn công Campuchia  (06/09/2012)
Thiết kế phần mềm lập hồ sơ địa chính  (05/09/2012)
Hợp tác để tiếp cận mọi bệnh nhân lao  (05/09/2012)
Bắt thêm nhiều bọ xít hút máu người  (05/09/2012)
Lý giải động đất khu vực Thủy điện Sông Tranh 2  (05/09/2012)
Obama từ chối tiệc tùng để kèm con học  (05/09/2012)
Làm đẹp quả dừa bằng hóa chất  (04/09/2012)
Hỗ trợ cải thiện bữa ăn và tặng quà cho bệnh nhân  (04/09/2012)
Ngoại tình ngẫu hứng dễ có thai gấp 5 lần  (04/09/2012)
Phát hiện gene gây ra đến bệnh glaucoma  (03/09/2012)
Những sự thật bị hiểu lầm về Napleon, Einstein   (01/09/2012)
Gắn kết tình hữu nghị Việt - Lào  (31/08/2012)