Phòng, chống bọ xít hút máu
18:31', 24/9/ 2012 (GMT+7)

Từ cuối tháng 8.2012 đến nay, Viện Sốt rét-Ký sinh trùng-Côn trùng Quy Nhơn đã bắt và tiếp nhận một số cá thể bọ xít hút máu ở hai tỉnh Bình Ðịnh và Quảng Ngãi. Kết quả định loại cho thấy tất cả các cá thể bọ xít này đều là loài bọ xít hút máu đã được phát hiện vào năm 2010. 

Bọ xít hút máu thuộc họ Reduviidae là họ bọ xít bắt mồi thuộc bộ cánh nửa, lớp côn trùng. Bọ xít hút máu có chiều dài 1-3,5 cm; phần bụng rộng và dẹp, đầu, thân và các phần phụ khác nhẵn hoặc có lông ngắn; rìa thân có sọc màu vàng, thân có màu nâu đặc trưng, khác với các loại bọ xít khác có đủ màu xanh, đen, nâu...

 
Bọ xít hút máu Viện Sốt rét - Ký sinh trùng - Côn trùng Quy Nhơn thu thập được ở TP Quy Nhơn.

Loài bọ xít này thường đẻ trứng trên thành của giường, tủ hoặc dưới các đống gỗ ngoài nhà; trứng có kích thước
1-1,5 mm và màu trắng ngà. Chúng thường sống ở giường, đệm, tủ, khe nứt, trên trần nhà, dưới đống củi... Ban ngày, chúng thường trốn vào các khe tối, đêm đến mới hoạt động.

Đến thời điểm này, ở Việt Nam chưa phát hiện ra trường hợp nào bị bệnh do bọ xít này là trung gian lây truyền bệnh. Nhưng, trước tình hình bọ xít hút máu xuất hiện ở nhiều nơi và có thể đốt người, người dân cần thực hiện một số biện pháp phòng, chống sau:

Thông thường thời kỳ sinh sản của bọ xít hút máu là vào đầu mùa mưa, khi độ ẩm trong không khí tăng cao. Vì vậy, ở khu vực miền Trung hiện đang là mùa sinh sản của bọ xít hút máu.

- Nếu bị bọ xít hút máu người đốt nên rửa ngay vết đốt bằng xà phòng, không gãi tại chỗ vết đốt để tránh gây xước, viêm nhiễm; đến ngay cơ sở y tế chuyên về da liễu để được khám, điều trị chống dị ứng, chống viêm nhiễm. Không đánh chết bọ xít ngay trên tay, vì sẽ làm vết đốt trở nên nghiêm trọng hơn.

- Nếu thấy bọ xít hút máu xuất hiện trong nhà, khe tủ, dưới đệm, giường… tốt nhất là dùng vải ẩm chụp lên, giữ chặt cho côn trùng chết hẳn rồi bỏ vào thùng rác. Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, khô ráo, đặc biệt là các nơi ẩm thấp như: khe giường, gầm tủ, gầm giường, dưới đệm để ngăn cản sự sinh sôi, phát triển của loài côn trùng này.

- Có thể sử dụng các hóa chất dùng trong y tế như: Fendona 10SC, ICON 10 WP (các loại hóa chất diệt côn trùng thuộc nhóm pyrethroid) phun trong nhà và xung quanh để diệt; đồng thời chú ý đến trứng của chúng bằng cách thu lại cho vào túi đốt. Ở vùng đã phát hiện có bọ xít đốt hút máu nên ngủ màn và giắt màn cẩn thận để bọ xít không thể chui vào đốt người.

  • Tiến sĩ NGUYỄN XUÂN QUANG
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phát hiện virus mới giống SARS  (24/09/2012)
Cu Ba trình làng dược phẩm đầu tiên sản xuất theo công nghệ nano  (23/09/2012)
Bão mặt trời sắp đổ bộ xuống Trái đất  (23/09/2012)
Lồng đèn nhựa Trung Quốc có chất gây ung thư  (23/09/2012)
Vĩnh Thạnh phát động chiến dịch truyền thông phòng chống cúm gia cầm, cúm A (H5N1)  (22/09/2012)
Gia tăng tỉ lệ sinh con thứ 3   (21/09/2012)
Ðưa “chuyện dân số” lên sân khấu  (21/09/2012)
Năng lượng gió gấp 100 lần nhu cầu của loài người  (21/09/2012)
Tra cứu tiền điện sử dụng trực tuyến  (19/09/2012)
Nhìn từ website của các doanh nghiệp  (19/09/2012)
Nâng cao chất lượng, hiệu quả  (19/09/2012)
Bệnh tiền đái tháo đường chưa được quan tâm sàng lọc  (19/09/2012)
Chuẩn bị cho Đồng bằng sông Hồng và miền Trung thích ứng biến đổi khí hậu  (19/09/2012)
Khởi công xây dựng Trung tâm Vũ trụ Việt Nam  (19/09/2012)
Cát Tiên có cơ hội là di sản thiên nhiên thế giới  (19/09/2012)