Cẩn thận với ngộ độc thực phẩm
17:58', 7/1/ 2013 (GMT+7)

Hằng năm, Việt Nam có 250-500 vụ ngộ độc thực phẩm; có 7.000-10.000 nạn nhân, trong đó có đến 100-200 ca tử vong.

Cách đây không lâu, khoa Khám, BVĐK tỉnh, đã cấp cứu một trường hợp ngộ độc thức ăn. Trần Ngọc M., 18 tuổi, ở Gia Lai xuống Quy Nhơn để nhập học. Do ăn uống ở các hàng quán vỉa hè, đến khoảng 2 giờ sáng bệnh nhân đau bụng, nôn mửa, đi cầu phân lỏng. Khi được người nhà đưa vào viện, bác sĩ khám và xét nghiệm, kết luận M. bị ngộ độc thức ăn.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Lành, khoa Khám, BVĐK tỉnh, cho biết: “30-50% số ca ngộ độc thức ăn nhập viện do thực phẩm nhiễm vi khuẩn Ecoli, 70% là do nhiễm vi khuẩn Salmonella. Các vi khuẩn này có trong nhiều loại thực phẩm như đồ nguội, thịt nguội, nghêu sò, gà chưa nấu chín. Mặt khác, thực phẩm nhiễm hóa chất bảo quản, hóa chất bảo vệ thực vật; thực phẩm vốn chứa nhiều chất độc tự nhiên (như trong sắn, măng có chất Xyanua gây ngộ độc); thức ăn ôi thiu có histamin; nấm độc, cá nóc, thịt cóc...”.

Điều đáng chú ý là các quán ăn vỉa hè thường bày bán thức ăn nguội lạnh, không được nấu kĩ, vi khuẩn xâm nhập dễ gây ngộ độc. Đồng thời, nguồn nước không đảm bảo nên các sản phẩm làm từ kem, nước giải khát, nước sinh tố cũng là nguồn gây ngộ độc.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Lành cho biết thêm: “Khi ngộ độc thức ăn, người bệnh thường có biểu hiện sốt, tiêu chảy, đau bụng và nôn. Nếu ăn khoảng 1-2 tiếng thấy nôn, đau bụng từng cơn, đau bụng quanh rốn, nôn mửa và đi cầu nhiều lần có phân máu, bệnh nhân cần được đưa vào viện nhanh chóng”.

Để phòng ngộ độc thức ăn, nhất thiết cần chọn những thực phẩm tươi, có nguồn gốc rõ ràng. Dụng cụ chế biến phải được bảo đảm luôn sạch sẽ. Không để thực phẩm ở gần hoặc tiếp xúc trực tiếp với môi trường ô nhiễm. Thức ăn vừa được nấu chín phải dùng ngay. Khi thức ăn nguội lạnh, phải hâm thật sôi mới được sử dụng.

Không sử dụng thực phẩm khô đã bị mốc, chứa độc tố vi nấm nguy hiểm. Uống nước đun sôi và chỉ dùng nước đã đun sôi để pha chế nước giải khát, làm kem, làm đá. Các loại thực phẩm đông lạnh cần rã đông hoàn toàn và rửa sạch trước khi chế biến. Không nên ăn ở những hàng quán ẩm thấp, không sạch sẽ.

Khi nhận thấy những dấu hiệu ngộ độc như đau bụng quằn quại, nôn nhiều, tiêu chảy, cần làm cho chất độc thoát ra càng nhanh càng tốt. Có thể dùng hai ngón tay móc họng để kích thích gây nôn cho thức ăn ra ngoài. Sau đó bổ sung nước, nước orezol, nước cháo, cam, dừa vì người bị ngộ độc mất rất nhiều nước. Nên đến bệnh viện nếu sốt cao, mất nước nặng, phân có lẫn máu.

  • THU PHƯƠNG

(Trung tâm Truyền thông-GDSK tỉnh)

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Bộ Y tế cảnh báo phòng bệnh khi trời rét đậm  (07/01/2013)
Vi khuẩn xuất hiện trên Trái đất trước cả ôxy  (07/01/2013)
Chớp mắt liên tục báo hiệu điều gì?  (06/01/2013)
Sẽ phạt trang điện tử của cơ quan Nhà nước không có đuôi .vn  (06/01/2013)
Không có mối liên hệ giữa El Nino và biến đổi khí hậu  (05/01/2013)
Một doanh nghiệp làm tốt công tác dân số  (04/01/2013)
Sợ chồng ngoại tình   (04/01/2013)
Quản lý chi tiêu trong gia đình  (04/01/2013)
3 trẻ nhập viện sau khi tiêm vắc xin là do phản ứng sau tiêm chủng  (04/01/2013)
Ưu đãi đặc biệt cho nhân lực năng lượng nguyên tử  (04/01/2013)
Tỉnh Đắk Lắk hiện chỉ còn khoảng 110 con voi rừng  (04/01/2013)
Chặn biến chứng tiểu đường bằng kiểm soát đường huyết  (03/01/2013)
2012: Chúng ta biết thêm gì về loài người?  (02/01/2013)
Bắt buộc dán nhãn tiết kiệm năng lượng cho thiết bị điện  (02/01/2013)
Cuba bào chế thành công vaccine phòng ung thư phổi  (02/01/2013)