Muốn biết sống thọ bao nhiêu, hãy hỏi… gen
17:37', 20/1/ 2013 (GMT+7)

Trên báo chí thường có trang mục vui “Hãy tính trước ngày chết của bạn” dựa trên ngày sinh, phong cách sống, nơi sống, bệnh tật” nhưng chỉ để giải trí. Hiện nay người ta đề cập đến chuyện này một cách nghiêm túc, dựa trên phân tích gen.

Mới đây bác sĩ Andrew Lim và đồng nghiệp thuộc Trung tâm y học Bet Israel ở Boston (Нoa Kỳ) trong khi tìm kiếm những dấu hiệu di truyền về nguy cơ mắc bệnh Alzheimer và Parkinson đã phát hiện sự thay đổi của các gen tác động lên chiếc đồng hồ sinh học của mỗi người, có ảnh hưởng mạnh đến nỗi có thể xác định ngày chết của người đó.

Nghiên cứu này được bắt đầu cách đây 15 năm, với sự tham dự của 1.200 người trên 65 tuổi. Họ được đeo những chiếc vòng tay đặc biệt, ghi lại thời gian họ ngủ và thức, sau đó, giải mã bộ gen của những người này. Khi bộ gen của tất cả những người tình nguyện đã được giải mã, các nhà khoa học phát hiện bên cạnh gen mang tên Period 1 có một nucleotid (“viên gạch” để tạo nên phân tử ADN) đặc trưng. Nó làm cơ sở cho những người có thói quen đi ngủ sớm và dậy sớm (thường được gọi là “sơn ca”) là Adenin (A), còn ở những người đi ngủ muộn và thức dậy cũng muộn (gọi là |cú”) là guanin (G).

Mỗi người chỉ có một trong ba kiểu gen là AA, GG hoặc AG. Người có kiểu gen AA luôn đi ngủ sớm hơn 1 giờ so với người có kiểu gen GG, và nửa giờ so với người có kiểu gen AG. 48% số người có kiểu gen hỗn hợp, 36% là “cú” và chỉ có 16% là “sơn ca”. Vì tất cả mọi thứ trong cơ thể tương tác với nhau, nên thời gian tử vong được quy định bởi nhịp sinh học cài đặt trong các gen.

Sau khi phân tích cái chết của những tình nguyện viên trong số 1200 người suốt thời gian 15 năm, kể từ khi bắt đầu thí nghiệm, các nhà khoa học nhận thấy những người có kiểu gen AA hoặc AG thường chết trước 11:00 sáng, và những người có kiểu gen GG trước 18:00 chiều. Ông Andrew Lim kết luận: “Chiếc đồng hồ bên trong cơ thể điều chỉnh nhiều khía cạnh về sinh học và hành vi của con người. Nó cũng ảnh hưởng đến thời gian phát sinh các cơn đột quỵ và đau tim". Theo các nhà khoa học, các kết quả nghiên cứu này có thể áp dụng trong thực tế. Biết kiểu gen của bệnh nhân, các bác sĩ có thể xác định phác đồ điều trị tối ứu cho một người cụ thể, nên uống thuốc gì vào thời gian nào.

Song liệu có thể biết chính xác lúc nào chết hay không? Đương nhiên, nghiên cứu này chưa đưa ra được cách tính toán. Tuy vậy, các chuyên gia vẫn cho rằng cái chết của chúng ta được xác định trước về mặt di truyền. Khi chúng ta thừa hưởng kiểu gen từ cha mẹ, có nghĩa là cha mẹ đã chuyển giao luôn cho chúng ta khả năng mắc những bệnh tật nào đó có nguy cơ gây tử vong. Người ta còn nhận thấy người thân của nhau thường chết vào khoảng thời gian tương tự như nhau (tuy trong những năm khác nhau).

Đã từng xảy ra nhiều trường hợp mẹ và con gái, cha và con, anh chị em sinh ra và chết cùng một ngày. Điều đó không có gì lạ. Chẳng qua là chính các gen khống chê chu kỳ sống của tất cả mọi người. Rất có thể, đến một ngày nào đó, các nhà di truyền học sẽ nói trước vào ngày, tháng, năm nào bạn sẽ qua đời. Chỉ sợ đến lúc đó chẳng ai lại muốn biết điều này.

Tuy nhiên, phương pháp kể trên vẫn chưa cho biết chính xác ngày chết. Nó chỉ cho chúng ta biết vào thời gian nào có rủi ro cao nhất về sức khoẻ để thận trọng, giữ gìn hơn. Và cũng không loại trừ bạn sẽ sống lâu hơn sự mách bảo của gen.

. Theo VNN/Pravda

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Người Mỹ có sức khỏe kém nhất thế giới  (19/01/2013)
Giúp hội viên thoát nghèo  (18/01/2013)
Siêu cơ của Boeing bị ngưng sử dụng trên toàn cầu  (18/01/2013)
Cảnh giác với cam Trung Quốc nhuộm phẩm màu  (18/01/2013)
BKAV: Có thể diệt virus "ăn cắp" tiền ngân hàng  (17/01/2013)
Campuchia phát hiện 11 đền cổ cùng nhiều phế tích  (17/01/2013)
Khẩn trương phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết Dengue  (16/01/2013)
Nghiên cứu điều khiển từ xa hệ thống đèn chiếu sáng  (16/01/2013)
Chế phẩm từ vi khuẩn giúp tăng năng suất cây lạc  (16/01/2013)
Phát hiện loài ếch bay mới ngay ở TP Hồ Chí Minh  (16/01/2013)
Rút số đăng ký một số thuốc đã ngừng sản xuất  (15/01/2013)
Nhà băng cảnh báo nguy cơ mất tài khoản Internet Banking  (15/01/2013)
Ấn Độ: 8 triệu người tắm trên sông Hằng  (15/01/2013)
Măng tươi hay khô đều có hóa chất  (15/01/2013)
Tranh đua giành quyền đặt tên nguyên tố 113  (14/01/2013)