Thứ năm, ngày 3/4/2025

Bình Định Online cập nhật nhiều lần trong ngày !
| Liên kết | Tìm kiếm

- Lễ hội kỷ niệm 48 năm ngày chiến thắng Đèo Nhông – Dương Liễu

- Lễ hội kỷ niệm 224 năm Chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa

- Hân hoan đón chào năm mới

- Thành công tốt đẹp

- Ấn tượng “Lễ hội đường phố”

- Đắm mình trong không gian võ

- Khai mạc Liên hoan Quốc tế Võ cổ truyền Việt Nam lần IV

- Lãnh đạo UBND tỉnh thăm các cơ quan báo chí

Ø Các làn điệu dân ca và bài chòi: Tiếng hát Kim Cúc

Ø Làn điệu dân ca

Ø Album mới, ca khúc mới

- Ở lại với dòng sông

- Tiến sĩ Bình Định hiện đại

- Bình Định -
Một vùng đất võ

- Mịch Quang

Kịch bản - Hồi ký

- Bão táp cung đình

- Sông Côn mùa lũ

- Tàu thống nhất

- Máy bay

- Xe Buýt

- Lịch xe khách

- Khách sạn - Nhà hàng

- Thông tin tuyển dụng

- Điện - Nước

- Dự báo thời tiết

- Chương trình Truyền hình

- Kết quả xổ số kiến thiết

- Quảng cáo

Du lịch Việt Nam trong năm 2013: Hướng đến thị trường mới

Trong hai tháng đầu năm 2013, lượng khách quốc tế tại nhiều thị trường vốn được xem là thế mạnh của du lịch nước ta bất ngờ giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2012.

3 đứa trẻ nghèo, mồ côi mẹ

Anh Trương Thành Đáo (34 tuổi) có vợ là Trần Thị Hồng (36 tuổi), ở thôn Thanh Danh, xã Nhơn Phong, thị xã An Nhơn. Gia đình làm nông, chỉ có 2 sào ruộng canh tác nên thu nhập rất thấp.

 
Ghép tủy sống chữa… khuyết tật tứ chi và các bệnh tâm thần!
16:19', 28/1/ 2013 (GMT+7)

Trong tương lai không xa, những kỹ thuật y học mới sẽ có thể cho phép chúng ta phục chế tứ chi hoặc chữa trị các bệnh tâm lý thông qua cấy ghép tủy sống – tác giả giải thưởng Nobel về y học, GS Mario Capecci khẳng định.

 

Xin giới thiệu cuộc trò chuyện của phóng viên tạp chí Nauka (Ba Lan) với nhà khoa học nổi tiếng này.

+ Giáo sư đã được trao giải Nobel vì kỹ thuật biến đổi gien di truyền chuột. Kỹ thuật đó có mối quan hệ thế nào với con người?

- Mối quan hệ lớn hơn nhiều, so với những gì có thể tưởng tượng. Chuột và con người có bản đồ gien gần như y hệt. Vì thế trên cơ thể loài gậm nhấm chúng ta có thể tiến hành thoải mái các thí nghiệm cho phép soạn thảo những phương pháp chẩn đoán và chữa trị tốt hơn cho con người. Nhờ những biến đổi gien di truyền của chuột, chúng tôi đã tạo được trên 500 mô hình các bệnh của con người, như các bệnh ung thư, bệnh tim-mạch và alzheimer (mất trí nhớ).

+ Giáo sư đang tiến hành có kết quả những nghiên cứu về phục hồi chân chuột. Liệu tương lai con người có thể hy vọng…

- Hiện chúng tôi đã biết, những gien nào liên quan đến các khuyết tật chân của chuột. Ở con người cũng y hệt. Tôi nghĩ, bằng việc tiếp tục những nghiên cứu này, sau 20-30 năm nữa chúng ta sẽ có thể phục chế được cánh tay hoặc đôi chân bị bị biến dạng hoặc khuyết tật. Nếu biết, trung bình có 1 phần trăm số trẻ sinh ra bị thiếu hoặc khuyết tật một chân (hoặc một tay) – tấn thảm kịch của bản thân cá thể và gia đình – tôi nghĩ, cần tiếp tục con đường này.

+ Gần đây giáo sư làm thế giới khoa học bị bất ngờ vì phát minh: có thể chữa trị bệnh tâm thần bằng kỹ thuật cấy ghép tủy sống.

- Từ lâu các nhà khoa học đã biết về mối quan hệ giữa bệnh trầm cảm, tự kỷ hoặc tâm thần phân liệt và sự suy nhược khả năng đề kháng của cơ thể. Tuy nhiên không ai biết, mối quan hệ này dựa trên cái gì – liệu các bệnh tâm lý tác động đến sự suy giảm hệ miễn dịch, hoặc ngược lại.

Những thí nghiệm của chúng tôi đã chỉ ra rằng, chính các khuyết tật miễn dịch dẫn đến những rối loạn hành vi. Quan sát đàn chuột bị ngắt mạch gien Hoxb8 24 giờ/ngày trong giai đoạn sinh sản, chúng tôi đã nhận ra rằng, chúng bắt đầu thể hiện những hành vi dị thường – không chỉ tỏ ra lo lắng, chúng còn liên tục “làm vệ sinh” bộ lông đến mức rụng cả lông, rách cả thịt. Chúng cũng mẫn cán “cọ rửa” bộ lông của những con chuột khác sống cùng chuồng. Hành động của chúng giống như hành vi của những nạn nhân hội chứng ám ảnh cưỡng bức, tức bệnh sợ bẩn thái quá.

Tìm kiếm tế bào liên quan đến gien Hoxb8, chúng tôi đã xác định, chúng không phải là các tế bào thần kinh kiểm soát ý thức vệ sinh cá nhân, mà là bộ phận cấu thành của hệ đề kháng. Sự cố lập tức biến mất, ngay sau thời gian cấy cho chúng liều tủy sống lấy từ những con chuột khỏe mạnh.

+ Liệu có thể áp dụng phương pháp này với con người?

- Hiện chúng tôi đã ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng. Chúng tôi đã cấy ghép tủy sống cho ba ngàn người bệnh ám ảnh cưỡng bức, tâm thần phân liệt, trầm cảm, tự kỷ…Tôi có thể khẳng định, kết quả rất phấn khởi, song vẫn còn quá sớm, để rút ra kết luận cuối cùng. Chúng tôi phải chờ kết quả điều trị của 30 hoặc 300 ngàn người bệnh. Vấn đề còn vì lý do: bản thân công đoạn cấy ghép vẫn rất dễ bị di chứng, vậy nên càng tính toán cẩn thận yếu tố mạo hiểm và lợi ích.

 

+ Tuy nhiên việc cấy ghép không gây tranh cãi nhiều. Riêng biến đổi gien lại là chuyện khác. Giáo sư không e ngại, việc trộn lẫn ADN có thể quay lại chống chúng ta?

- Chính vì thế chúng tôi phải biết tất cả về gien, bởi trong đó ẩn giấu chìa khóa mở toàn bộ bí mật sinh học. Tôi tin rằng, bản thân kiến thức về gien di truyền không bao giờ xấu. Vấn đề là tận dụng nó thế nào. Tiếc rằng con người có thể làm những việc cực xấu và điều đó không phải bây giờ mới xảy ra. Tuy nhiên với tư cách một người lạc quan, tôi tin, chúng tôi sẽ không phạm sai lầm.

+ Điều đó giống như giáo sư nhìn tương lai nền y học?

- Tôi đã học chủ nghĩa lạc quan từ thời con nít – chắc chắn tôi không thể sống đến năm 10 tuổi, nếu nhìn thế giới qua lăng kính mầu đen. 30 năm trước, 80 phần trăm trẻ em không sống đến 5 tuổi, kể từ thời điểm được chẩn đoán ung thư. Gần đây thấy rõ, kết quả chữa trị khá hơn rất nhiều, trước tiên nhờ liệu pháp hóa trị hiệu quả hơn và ít tác dụng phụ hơn so với quá khứ. Nếu tiến bộ được duy trì với tốc độ như hiện nay, theo tôi đa số các bệnh ung thư sẽ chữa trị kết quả sau 20 năm nữa. Đó chỉ là một trong nhiều thí dụ. Nền y học có tiến bộ khổng lồ - tôi thấy rõ trong phòng thí nghiệm của chính mình.

Đường gập ghềnh đến Nobel

Cuộc đời của GS Mario Capecchi phong phú ngang tiểu sử của vài người gộp lại. Ông sinh năm 1937 tại Verona. Lucy, mẹ nhà bác học tương lai (con gái nữ họa sĩ Mỹ nổi tiếng Lucy Dodd Ramberg và nhà khảo cổ Đức Walter Ramberg) từng là nhà thơ và dịch giả; còn ông bố Lucian – phi công. Bà Lucy bị tống vào trại tập trung của phát xít Đức ở Dachau, bố tử trận ở Libya - khi cậu bé được 3,5 tuổi. Mario rơi vào tay một gia đình nông dân, nhưng sau đó cũng phải ra đường vì gia đình cạn kế sinh nhai. Cùng băng nhóm trẻ vô gia cư Mario sống qua ngày nhờ mẹo ăn xin và móc túi thiên hạ. Cuối Chiến tranh Thế giới II, Mario lần đầu tiên may mắn được vào bệnh viện vì bệnh sốt phát ban và ở đó tình cờ hai mẹ con gặp nhau. Rồi cả hai di cư sang Mỹ. Chín tuổi, cậu bé Mario bắt đầu đi học.Cho dù chỉ biết nói tiếng Italia, không biết đọc, không biết viết, cậu vẫn nhanh chóng lấp đầy những thiếu hụt, tốt nghiệp Antioch College và thi đậu khoa Toán- Vật lý Massachussetts Institute of Technology (MIT) danh tiếng. Thời gian ngắn sau đó, niềm say mê sinh học đã lôi kéo Mario chuyển sang Đại học Harvard, nơi Mario nghiên cứu dưới sự chỉ dẫn của chính GS James D. Watson, nhà bác học được trao giải Nobel nhờ phát minh ra ADN.

GS Capecchi trở thành tác giả giải thưởng này năm 2007 – cùng GS Martin Evans và GS Oliver Smith – nhờ công trình nghiên cứu tận dụng tế bào gốc phôi thai để cải biến gien di truyền chuột. Từ thời gian đó GS Mario Capecchi làm việc tại khoa y học Đại học Utah ở Salt Lake City.

. Theo TPO/Tri Thức Trẻ

Gửi tin nay qua Email In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Mexico tìm thấy hóa thạch cá niên đại 110 triệu năm  (28/01/2013)
Bộ Y tế công bố 10 lời khuyên dinh dưỡng hợp lý mới  (27/01/2013)
Sáng tạo với đồ handmade  (26/01/2013)
Hỗn hợp viagra và trà xanh giúp tiêu diệt ung thư   (26/01/2013)
Rùa sống sót trong phòng kín hơn 30 năm  (26/01/2013)
Hạnh phúc giản dị  (25/01/2013)
Trổ tài đón Tết   (25/01/2013)
Người "đa năng" chưa chắc giỏi hơn người khác!  (25/01/2013)
Người châu Á và thổ dân châu Mỹ có chung tổ tiên  (24/01/2013)
Cần đẩy mạnh sử dụng hệ thống thư điện tử công vụ  (24/01/2013)
Phát triển mô thận từ tế bào gốc  (23/01/2013)
Chơi thú nhún trẻ có thể bị teo cơ quan sinh sản  (23/01/2013)
Kỳ lạ cây ngũ quả chỉ có ở HN  (23/01/2013)
Phòng điện giật khi sưởi ấm trong nhà tắm  (23/01/2013)
Cây cảnh “đểu”...!  (23/01/2013)
 
Theo dòng thời sự

Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) và Chính phủ Việt Nam ngày 7.3 đã ký 2 hiệp định vay vốn với tổng trị giá 111,88 triệu USD nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển sản xuất nông nghiệp theo hướng phát thải khí các-bon thấp và tăng cường năng lực của Chính phủ để khởi động, chuẩn bị và triển khai tốt hơn các dự án do ADB tài trợ.

Một trận động đất 3,6 độ richter gây rung chuyển toàn vùng núi tại khu vực huyện Bắc Trà My, Quảng Nam vào lúc 15 giờ 39 ngày 7.3. Trận động đất này đã phát ra tiếng nổ và kéo dài khoảng 3 giây. Theo đánh giá của Viện Vật lý địa cầu, động đất gây nên rung động cấp IV (theo thang MSK-64) ở khu vực chấn tâm động đất. Đây là trận động đất thứ 7 trong vòng 4 ngày qua tại khu vực này.

Văn hóa lễ hội

Từ bao đời nay, lễ hội luôn giữ vai trò như sợi dây gắn kết cộng đồng, tạo dựng không gian văn hóa vừa trang trọng, linh thiêng vừa tưng bừng, náo nức mỗi dịp đầu năm. Lễ hội cũng là dịp để mỗi người trở về với cội nguồn dân tộc, tưởng nhớ công ơn người đi trước, cầu mong những điều tốt lành.

Báo Bình Định xuất bản: Thứ hai, ba, tư, năm, sáu, bảy, chủ nhật và Bình Định điện tử
Bản quyền thuộc về Báo Bình Định

(Giấy phép xuất bản số 500/GP-BVHTT của Bộ Văn hóa - Thông tin cấp ngày 15.11.2002)
Tòa soạn: 84 Phạm Hùng, TP.Quy Nhơn - Điện Thoại: 056.3821867 - 3813573 - 3818664
E-mail: tsbbd@dng.vnn.vn - http://www.baobinhdinh.com.vn