Bộ trưởng Công nghiệp Lebanon bị ám sát, căng thẳng gia tăng
9:26', 22/11/ 2006 (GMT+7)

Chính trị gia chống đối Syria, Bộ trưởng Công nghiệp Pierre Gemayel vừa bị bắn chết ở ngoại ô Beirut, đài phát thanh Tiếng nói Lebanon đưa tin.

Vụ sát hại chắc chắn sẽ làm tình hình Lebanon thêm rối ren. Hiện, Lebanon đang trong khủng hoảng chính trị, đảng Hồi giáo Shi'ite do nhóm Hezbollah lãnh đạo tuyên bố sẽ tiến hành lật đổ chính phủ nếu họ không có được tiếng nói lớn hơn ở nội các.

Ngoài ra, có 6 thành viên nội các ủng hộ Syria đồng loạt từ chức hồi cuối tuần nhằm gây sức ép với chính phủ sau khi đòi hỏi phải có vai trò lớn hơn trong bộ máy lãnh đạo đất nước của họ bị chính phủ bác bỏ. Sự ra đi của ông Gemayel có nghĩa nội các Lebanon lại mất thêm một nhà lãnh đạo.

Hãng Reuters trích nguồn tin an ninh cho hay, hôm 21-11 các tay súng đã xả đạn vào đoàn xe của ông Gemayel khi nó đang đi qua khu ngoại ô Sin el-Fil. Ông Gemayel đã nhanh chóng được đưa tới một bệnh viện gần đó nhưng không qua khỏi, Tập đoàn phát thanh Lebanon và đài Tiếng nói Lebanon - cơ quan ngôn luận của đảng Phalange - đảng của ông Gemayel cho biết.

Tin Bộ trưởng Gemayel bị sát hại đã được Saad Hariri, con trai cố Thủ tướng Rafik Hariri, người cũng bị ám sát trong một vụ nổ hồi năm ngoái, xác nhận.

Saad Hariri, hiện là lãnh đạo liên minh chống Syria tại Quốc hội Lebanon đã lên tiếng cáo buộc Damascus đứng đằng sau vụ ám sát này. ''Cuộc cách mạng Cedar đang bị công kích... Ngày hôm nay, một tín đồ của tự do dân chủ Lebanon đã bị sát hại. Chúng tôi tin có sự dính líu của Syria'', Saad Hariri tuyên bố trên CNN.

Bộ trưởng Công nghiệp Gemayel, con trai cựu Tổng thống Amin Gemayel, là ủng hộ viên tích cực của phe đa số chống Syria trong Quốc hội. Hiện, phe đa số mà ông Gemayel ủng hộ đang tranh giành quyền lực với nhóm ủng hộ Syria do Hezbollah lãnh đạo.

Tên của Bộ trưởng Gemayel được đặt theo tên ông nội - người sáng lập đảng Phalange năm 1936 và đưa quyền lực đạo Cơ đốc vào Lebanon. Đảng Phalange đã nắm quyền kiểm soát chính trường suốt nhiều thập niên kể từ sau khi Lebanon giành độc lập từ Pháp năm 1934.

Trong thời kỳ nội chiến tại Lebanon, Phalange có nhóm chiến binh theo đạo Cơ đốc lớn nhất tham gia chiến đấu chống lực lượng Hồi giáo và du kích Palestine. Cái chết của ông Pierre Gemayel năm 1983, sự suy sụp của cộng đồng những người theo đạo Cơ đốc và bất đồng nội bộ đã làm đảng này bị suy yếu nghiêm trọng. Tới năm 2000, đảng này vẫn không có một lãnh đạo riêng để ứng cử vào Quốc hội.

Ông Amin Gemayel làm Tổng thống Lebanon từ 1982 đến 1988. Ông được Quốc hội bầu lên sau khi người anh em ruột thịt là Bashir bị ám sát. Ông Bashir được chọn làm Tổng thống nhưng bị giết hại vài ngày trước khi nhậm chức.

. Theo CNN, Reuter, BBC

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Cuba diễn tập duyệt binh  (22/11/2006)
Quốc tế đạt đột phá về năng lượng hạt nhân  (22/11/2006)
Guatemala: Cháy chợ, ít nhất 15 người thiệt mạng  (21/11/2006)
Afghanistan: 120 người thiệt mạng vì mưa lũ  (21/11/2006)
Kissinger: Không thể chiến thắng bằng quân sự ở Iraq  (21/11/2006)
Đức chặn đứng âm mưu khủng bố hàng không  (21/11/2006)
Indonesia: Biểu tình rầm rộ phản đối chuyến thăm của Tổng thống Bush  (20/11/2006)
Thái Lan: Lại đánh bom, thêm 2 người thiệt mạng  (20/11/2006)
Anh và Pakistan tăng cường quan hệ hợp tác chống khủng bố  (20/11/2006)
Mỹ bỏ cấm vận hãng sản xuất máy bay Sukhoi  (20/11/2006)
Nhiều khả năng IAEA sẽ từ chối đề nghị giúp đỡ của Iran  (20/11/2006)
Ngoại trưởng Syria đến Iraq  (20/11/2006)
Trung Quốc sẽ có hệ thống tàu điện ngầm dài nhất thế giới  (20/11/2006)
Ấn Độ thử tên lửa mang đầu đạn hạt nhân  (20/11/2006)
Tại sao nội chiến ở Sudan chưa chấm dứt  (19/11/2006)