Chiến tranh Somali có nguy cơ lan rộng toàn vùng
10:27', 23/11/ 2006 (GMT+7)

Một chiến binh Phong trào Liên minh các tòa án Hồi giáo Somali đang tuần tra tại thủ đô Mogadishu.

Nội chiến ở Somali kéo dài suốt gần 15 năm, “vết thương” chiến tranh chưa một ngày lên da non nay lại tiếp tục “bưng mủ”. Một cơn sốt mới đang đến có nguy cơ lan rộng ra toàn vùng Sừng châu Phi.

1.

Kể từ khi chính quyền độc tài Muhammad Siyad Barre bị sụp đổ (1991), Somali lâm vào tình trạng hỗn loạn. Các phe nhóm từng hợp tác lật đổ ông Barre quay sang đấu đá nhau, khiến quốc gia gần 10 triệu dân này bị “chia năm xẻ bảy”. Một trong những thế lực mạnh nhất ở Somali là Phong trào Liên minh các tòa án Hồi giáo Somali (UIC) đã chiếm giữ thủ đô Mogadishu và hầu hết các tỉnh ở phía nam đất nước.

Trong khi ấy, chính phủ lâm thời Somali, được thành lập năm 2004 tại thủ đô Nairobi (Kenya), nay đã chuyển về tại thành phố Baidoa - cách thủ đô Mogadishu 250km - lại không có thực quyền kiểm soát đất nước.

2.

Chiến tranh giữa UIC và quân đội nước láng giềng Ethiopia (hiện đang giúp đỡ chính phủ lâm thời Somali kiểm soát đất nước) - điều mà người ta lo ngại nhất dường như đã được nhen lên.

UIC cáo buộc Ethiopia đang thực hiện âm mưu thôn tính Somali. Ngày 28-10, giáo sĩ Sheikh Sharif Ahmed - lãnh đạo UIC đã phát động một cuộc thánh chiến chống lại sự hiện diện của quân đội Ethiopia tại Somali. Ít lâu sau (19-11), UIC đã tấn công một đoàn xe quân sự gần 60 chiếc chở các binh sỹ Ethiopia đang trên đường đến Baidoa, khiến ít nhất 6 người thiệt mạng và 20 người khác bị thương.

Độ nóng của nguy cơ chiến tranh lan rộng không chỉ có thế, mới đây các chuyên gia châu Âu lại cảnh báo, Mỹ đang kêu gọi bãi bỏ lệnh cấm vận vũ khí từng phần, đồng thời triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình quốc tế vào Somali.

Theo các chuyên gia Bỉ, sự có mặt của lực lượng an ninh quốc tế có thể giúp Somali tránh khỏi sự can thiệp từ các nước láng giềng, đồng thời “hợp thức hóa” sự hiện diện của quân đội Ethiopia tại đây. Thế nhưng, sự can thiệp bằng lực lượng quân sự của LHQ không những sẽ phá hủy mọi nỗ lực giải quyết vấn đề chính trị Somali thông qua đàm phán của cộng đồng quốc tế đang được EU hậu thuẫn mà còn làm mâu thuẫn giữa UIC và quân đội Ethiopia càng thêm sâu sắc.

Thậm chí, một hệ quả rất xấu là điều này có thể làm bùng nổ cuộc chiến giữa Eritrea - vốn là một phần của Ethiopia tách ra với chính Ethiopia. Ethiopia hỗ trợ chính phủ lâm thời Somali, còn Eritrea bảo trợ cho UIC. Cả Sudan - nước trung gian hòa giải giữa chính phủ và UIC - nhiều khả năng cũng sẽ bị lôi kéo vào cuộc chiến này, mặc dù chính họ cũng đang vướng chân trong mối bung xung Darfur.

Chiến tranh đang nóng lên từng ngày bởi trong những ngày qua, nhiều dòng vũ khí đang chảy vào Somali, cả chính phủ lẫn các lực lượng Hồi giáo đều được tiếp tế. Iran, Syria, Libya, Ai Cập và Eritrea là những nước viện trợ quân sự chính cho UIC. Còn Ethiopia, UgandaYemen lại cung cấp vũ khí, binh sĩ cho chính phủ lâm thời non yếu Somali.

3.

Kể từ sau thất bại năm 1993, Mỹ luôn theo dõi sát sao mọi diễn biến ở Somali. Chính quyền Washington lo ngại một khi UIC nắm quyền kiểm soát đất nước, Somali sẽ trở thành một căn cứ huấn luyện của các phần tử khủng bố al-Qeada, như trước đây từng xảy ra đối với chính quyền Taliban ở Afghanistan.

Kim cương, dầu mỏ, các loại tài nguyên khoáng sản, là cái đích mà các bên có liên quan ở Somali đang tìm cách xâu xé. Phân chia quyền lực ảnh hưởng đến lực lượng kiểm soát Somali là vấn đề mà các "nhà tài trợ chiến tranh" đang hướng đến. Xung đột giữa các dòng Hồi giáo, các bộ tộc ở Somali thật ra cuối cùng chỉ là cái cớ. Do đó, cuộc chiến tại Somali sẽ bùng phát và không gói gọn trong phạm vi một quốc gia một khi Mỹ quyết định nhảy vào.

  • Hồng Hà (tổng hợp)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Mỹ viện trợ 230 triệu USD giúp Lebanon tái thiết đất nước  (23/11/2006)
Bangladesh: Chủ tịch Ủy ban bầu cử rút lui tạm thời  (23/11/2006)
Vụ trộm trị giá hàng triệu đô la chấn động Malaysia  (23/11/2006)
Nhóm khủng bố Jemaah Islamiyah vào Thái Lan  (23/11/2006)
CHDCND Triều Tiên không từ bỏ vũ khí hạt nhân  (23/11/2006)
Putin cảnh cáo Ba Lan  (23/11/2006)
Ba Lan: Nổ hầm mỏ làm ít nhất 8 người chết và 15 người bị kẹt  (22/11/2006)
Bộ trưởng Công nghiệp Lebanon bị ám sát, căng thẳng gia tăng  (22/11/2006)
Cuba diễn tập duyệt binh  (22/11/2006)
Quốc tế đạt đột phá về năng lượng hạt nhân  (22/11/2006)
Guatemala: Cháy chợ, ít nhất 15 người thiệt mạng  (21/11/2006)
Afghanistan: 120 người thiệt mạng vì mưa lũ  (21/11/2006)
Kissinger: Không thể chiến thắng bằng quân sự ở Iraq  (21/11/2006)
Đức chặn đứng âm mưu khủng bố hàng không  (21/11/2006)
Indonesia: Biểu tình rầm rộ phản đối chuyến thăm của Tổng thống Bush  (20/11/2006)