Rwanda cáo buộc Pháp liên quan đến cuộc diệt chủng năm 1994
9:2', 27/11/ 2006 (GMT+7)

Người Rwanda, gồm cả những người sống sót sau cuộc diệt chủng năm 1994 và các chính trị gia, biểu tình ủng hộ Tổng thống Rwanda Paul Kagame. Ảnh : Reuters

Một ủy ban gồm 7 người, do Chính phủ Rwanda chỉ định, sẽ bắt đầu thu thập lời khai từ khoảng 20 nhân chứng về sự liên quan của Pháp tới cuộc diệt chủng xảy ra tại nước này hồi năm 1994 làm chết gần 1 triệu người. Giới chức Rwanda cho biết những lời khai này có thể được sử dụng như những bằng chứng hợp pháp để cáo buộc Pháp.

Cuộc điều tra này được tiến hành ngay sau khi xảy ra những xung đột về ngoại giao giữa hai quốc gia từng là cựu đồng minh. Trước đó, Rwanda đã triệu hồi đại sứ tại Paris và ra lệnh đóng cửa Đại sứ quán Pháp tại thủ đô Kigali. Chậm nhất đến hết ngày hôm nay, các đại diện ngoại giao của Pháp phải rời khỏi Rwanda. Ngoài ra lệnh trục xuất này còn có hiệu lực đối với tất cả các cơ quan của Chính phủ Pháp tại Rwanda. Thông tin này đã được Bộ Ngoại giao Pháp xác nhận.

Động thái trên của chính quyền Kigali diễn ra sau khi thẩm phán chống khủng bố hàng đầu của Pháp Jean-Louis Bruguiere yêu cầu đưa ông Paul Kagame, đương kim Tổng thống Rwanda, ra tòa án Liên Hiệp Quốc, đồng thời đòi bắt giữ 9 phụ tá của ông Kagame vì đã bắn rơi chiếc máy bay chở cựu Tổng thống Rwanda Juvenal Habyarimana vào ngày 6.4.1994. Vụ việc này đã dẫn đến một cuộc thảm sát kéo dài hơn 3 tháng khiến gần một triệu người Tutsi thiểu số và người Hutu ôn hòa thiệt mạng.

Trong cuộc trả lời phỏng vấn của truyền hình Pháp I-Tele hôm thứ bảy vừa qua, Tổng thống Rwanda Paul Kagame bác bỏ cáo buộc của thẩm phán Bruguiere đồng thời tiếp tục tố cáo việc Pháp có liên quan đến cuộc thảm sát tại đất nước mình năm 1994. "Pháp đã có liên quan đến cuộc diệt chủng, đó là điều không có gì phải nghi ngờ và không ai có thể nghi ngờ điều đó", ông Kagame khẳng định. Ông Paul Kagame, người Tutsi, người lên nắm quyền sau cuộc diệt chủng, tố cáo Pháp đã hậu thuẫn cho chính phủ của cựu Tổng thống Juvenal Habyarimana, huấn luyện quân sự và cung cấp vũ khí cho lực lượng quân sự Hutu mặc dù biết rằng lực lượng này có kế hoạch sử dụng binh lính cho cuộc diệt chủng.

Khi cuộc nổi loạn chống lại chính quyền Hutu do Kagame đứng đầu nổ ra vào đầu những năm 90 thế kỷ trước, Pháp đã gửi quân giúp ngăn chặn bước tiến của lực lượng của Kagame và sau đó lưu lại đóng vai trò cố vấn quân sự cho tới khi xảy ra cuộc diệt chủng.

. Theo Reuters, Xinhua

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Ông Rumsfeld ra lệnh ngược đãi tù nhân?  (27/11/2006)
Israel-Palestine thỏa thuận ngừng bắn ở dải Gaza  (26/11/2006)
Trung Quốc đi tìm vị trí mới  (24/11/2006)
Iraq ban bố lệnh giới nghiêm Baghdad vô thời hạn  (24/11/2006)
Australia: Phát hiện xác tàu ngầm mini Nhật  (24/11/2006)
Pháp truy nã toàn cầu 9 phụ tá tổng thống Rwanda  (24/11/2006)
Các nhóm vũ trang Palestine đề xuất ngừng bắn với Israel  (24/11/2006)
Thái Lan lập khu kinh tế đặc biệt ở miền nam  (24/11/2006)
Khi khủng bố nhường chỗ cho thương mại  (24/11/2006)
Nhật Bản xem xét thành lập Hội đồng An ninh quốc gia  (24/11/2006)
OPEC bất dồng về kế hoạch cắt giảm sản lượng dầu mỏ  (23/11/2006)
Afghanistan: Đức từ chối điều động binh sĩ sang miền Nam  (23/11/2006)
Iraq: Chính phủ tìm cách hạ nhiệt xung đột  (23/11/2006)
Giải cứu con tin ở Nigeria: Một người Anh bị bắn chết  (23/11/2006)
Indonesia: Nổ đường ống dẫn khí đốt, 8 người thiệt mạng  (23/11/2006)