Tổng thống Mỹ hoan nghênh luật hạt nhân với Ấn Độ
19:1', 11/12/ 2006 (GMT+7)

Tổng thống Mỹ Bush đã hoan nghênh việc Quốc hội Mỹ thông qua một dự luật cho phép Mỹ xuất khẩu nhiên liệu hạt nhân dân sự sang Ấn Độ. Giờ luật sẽ được trình lên để Tổng thống Bush ký vào hôm nay.

''Luật này sẽ tăng cường quan hệ chiến lược giữa Mỹ và Ấn Độ, mang lại những lợi ích lớn cho cả hai quốc gia. Tôi vui mừng hai nước sẽ mau chóng tăng cường các cơ hội hợp tác để đáp ứng nhu cầu về năng lượng sao cho không làm tăng ô nhiễm không khí và phát thải khí nhà kính, thúc đẩy cơ chế phát triển sạch, ủng hộ chính sách không phổ biến hạt nhân và thúc đẩy các lợi ích thương mại của chúng ta'', Tổng thống Bush nói.

Việc thông qua dự luật trên diễn ra sau khi Tổng thống Bush và Thủ tướng Ấn Độ Manmohan Singh ký kết một hiệp định vào đầu năm nay. Theo đó, Ấn Độ sẽ được tiếp cận với công nghệ và nhiên liệu hạt nhân dân sự của Mỹ. Để đổi lại, Ấn Độ mở cửa các cơ sở hạt nhân dân sự cho các thanh sát viên.

Một số người đã ca ngợi hiệp định này mang tính lịch sử trong khi các nhà chỉ trích nói rằng nó sẽ làm tổn hại tới những nỗ lực không phổ biến hạt nhân.

Đã từng ở hai phía đối lập trong Chiến tranh lạnh, Mỹ và Ấn Độ đã trở thành các đồng minh có quan hệ kinh tế, chính trị và quốc phòng chặt chẽ. Các chuyên gia cho rằng Ấn Độ coi thoả thuận trên là việc ngầm chấp nhận về sự nổi lên của nước này như một cường quốc hạt nhân toàn cầu. Delhi đã hoan nghênh quyết định của Quốc hội Mỹ, coi đây là một sự kiện lịch sử trong quan hệ giữa hai nước.

Tuy nhiên, một số người cho biết bằng cách dành ngoại lệ cho Ấn Độ, Mỹ sẽ gặp khó khăn trong việc kiềm chế tham vọng hạt nhân của CHDCND Triều Tiên và Iran. Hiệp định đã đảo lộn chính sách hạn chế hợp tác hạt nhân với Delhi. Chính sách hạn chế được áp đặt bởi Ấn Độ chưa ký Hiệp định không phổ biến hạt nhân (NPT) và đã hai lần thử vũ khí hạt nhân năm 1974 và 1998.

Các nhà chỉ trích hiệp định này cho biết nó có thể thúc đẩy kho vũ khí hạt nhân của Ấn Độ và gửi bức thông điệp sai tới các quốc gia như Iran.

Ấn Độ đã tuyên bố rõ thoả thuận cuối cùng không được ràng buộc nước này ủng hộ chính sách của Mỹ về Iran và không ngăn cản nước này phát triển nguyên liệu riêng. Thoả thuận cuối cùng sẽ hoàn tất mọi yếu tố kỹ thuật của hiệp định và phải được Quốc hội Mỹ thông qua.

Ấn Độ hiện có 14 lò phản ứng thương mại đang hoạt động và 9 lò đang được xây dựng. Năng lượng hạt nhân cung cấp khoảng 3% tổng lượng điện của nước này. Tới năm 2050, tỷ lệ này dự kiến tăng lên 25%.

. Theo BBC, AFP

In trangGửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Xung đột bùng phát sau cái chết của Pinochet  (11/12/2006)
Cựu độc tài Pinochet qua đời  (11/12/2006)
Cháu trai Saddam Hussein vượt ngục  (10/12/2006)
Iran bắt đầu lắp đặt 3.000 máy ly tâm hạt nhân  (10/12/2006)
Philippines: 15.000 người phải sơ tán tránh bão Utor  (10/12/2006)
Đức: Hệ thống tàu điện ngầm không người lái sắp đi vào hoạt động  (08/12/2006)
Thời của chạy đua truyền thông  (08/12/2006)
Chính phủ bồi thường hơn 20 triệu USD  (08/12/2006)
Thượng viện Mỹ sẽ thông qua PNTR với VN  (08/12/2006)
Pháp mở kênh truyền hình quốc tế đầu tiên  (08/12/2006)
Nhiều nước châu Âu xem xét tăng độ tuổi về hưu  (07/12/2006)
Cuộc chạy đua vào ghế Tổng thống Pháp tăng tốc  (07/12/2006)
Đông Nam Á bắt tay nhau chống khủng bố  (06/12/2006)
LHQ: thế giới không bảo vệ được dân thường  (06/12/2006)
Pháp, Đức gửi thông điệp cứng rắn tới Syria  (06/12/2006)