|
Số người lao động xuất khẩu liên tực tăng từ năm 1960 đến năm 2005. |
Theo ông Bruson McKinley, Tổng Giám đốc của Tổ chức di trú thế giới (IOM), lực lượng lao động xuất khẩu càng ngày càng đóng vai trò thiết yếu và có nhiều đóng góp không thể phủ nhận được đối với đời sống kinh tế-chính trị của nhiều quốc gia và khu vực. Ngoại tệ do lực lượng lao động này đem về cho những nước đang phát triển tiếp tục là một trong những động lực chính thúc đẩy phát triển kinh tế trên toàn thế giới. Mỗi năm các nước phát triển đã thu về 160 tỉ USD từ việc xuất khẩu lao động, cao hơn nhiều so với tiền viện trợ nhận được từ các nước phát triển (100 tỉ USD/năm). Riêng Ấn Độ chiếm 5 tỉ USD/năm.
1/4 lao động xuất khẩu đến từ hai nền kinh tế lớn đang trỗi dậy là Trung Quốc và Ấn Độ trong đó Trung Quốc đứng đầu trong danh sách các nước xuất khẩu lao động, chủ yếu là xuất khẩu sang Châu Phi. Các quốc gia giàu dầu mỏ ở vùng Vịnh là nơi thu hút nhiều lao động nhập cư từ các nước Châu Á. Phần lớn đều làm nghề công nhân vệ sinh hoặc xây dựng. Tuy nhiên, cũng theo IOM, mặt trái của xuất khẩu lao động là quyền lợi của lao động xuất khẩu không được bảo đảm khi xảy ra thảm họa như thiên tai, địch họa.
Khoảng 20% lao động xuất khẩu trên toàn thế giới (1/3 trong số đó là những người không phải là công dân Mỹ) vẫn phải sống ngoài vòng pháp luật, không được hưởng các quyền lợi về chăm sóc sức khỏe và an toàn. Khoảng 8 triệu lao động nhập cư không đăng ký ở Châu Âu vẫn còn sống vất vưởng, không biết sống chết như thế nào vào ngày mai.
Nhiều nước phát triển như Anh, Pháp đang hoàn thiện bộ luật lao động của mình nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi tối thiểu chính đáng của lao động nhập cư nhiều hơn nữa.
|