Hillary và Royal: chia sẻ tham vọng nhưng không bắt tay
16:50', 19/12/ 2006 (GMT+7)

Một là người Pháp. Một là người Mỹ. Cả hai có thể trở thành nữ tổng thống đầu tiên của đất nước họ. Liệu Segolene Royal và Hillary Rodham Clinton sẽ ủng hộ hay quay lưng với nhau trong cuộc đua của họ?

Những lời đồn đại về mối quan hệ của hai phụ nữ tài năng này xuất hiện ở Pháp sau khi một tờ báo đưa tin bà Royal đã hoãn chuyến đi Mỹ dự định trong tháng này chỉ bởi Hillary Clinton không muốn gặp Royal.

 

Hillary Clinton (trái) và Segolene Royal.

 

Lãnh đạo vùng của Đảng Xã hội Pháp, Royal, 53 tuổi, là một người tương đối mới trên chính trường với ít kinh nghiệm về chính sách ngoại giao. Bà không giấu giếm sự thật rằng bà muốn gặp Hillary Clinton để thúc đẩy kinh nghiệm quốc tế của bà.

Tuy nhiên, nhật báo Le Parisien đưa tin hồi cuối tuần trước rằng sau những câu nói hớ của Royal trong chuyến thăm Trung Đông, Thượng nghị sĩ Dân chủ Hillary Clinton không mấy nhiệt tình gặp gỡ ứng cử viên tổng thống Pháp này. Người ta tin rằng Hillary Clinton có ý định tranh cử tổng thống Mỹ năm 2008.

''Hillary rất thận trọng và không cho phép những bước đi sai lầm dù là nhỏ nhất. Bà không muốn liên đới tới những lời bình luận gần đây của Royal. Điều đó sẽ bất lợi cho hình ảnh của bà'', Le Parisien trích dẫn lời một cố vấn của Hillary Clinton.

Một phát ngôn của Royal cho biết chuyến đi của bà đã bị hoãn vì những lý do chuẩn bị và từ chối cung cấp thêm chi tiết. Philippe Reines, phát ngôn của Hillary cho biết ở Washington rằng: ''Chưa bao giờ có kế hoạch về một cuộc gặp''.

Royal đã bị các đối thủ chính trị chỉ trích mạnh mẽ sau khi bà tán thành những lời bình luận của một chính trị gia phái Hezbollah ở Lebanon lên án chính sách ngoại giao của Mỹ. Theo các nhà phân tích, hành động này có thể gây nguy hiểm cho ứng cử viên tổng thống Mỹ nếu có liên hệ với bà Royal.

''Nhà Clinton được nhiều người ở Pháp ngưỡng mộ. Việc mọi người nhìn thấy Hillary với Royal sẽ có lợi cho Royal. Tuy nhiên, mọi việc lại không như vậy với Hillary... Những tiếp xúc của Royal với Hezbollah có thể không được những người ủng hộ Dân chủ của Hillary hoan nghênh'', Hall Gardner thuộc ĐH AmericaParis cho biết.

Quan hệ giữa Washington và Paris trở nên căng thẳng năm 2003 khi Tổng thống trung hữu Jacques Chirac chỉ trích mạnh mẽ cuộc xâm lược Iraq do Mỹ dẫn đầu. Sự xuất hiện của Royal và Nicolas Sarkozy - người nổi tiếng về lập trường thân Mỹ và có thể là đối thủ của Royal trong cuộc bầu cử tổng thống Pháp 2007- đã làm dấy lên những câu hỏi về các quan hệ tương lai với Mỹ.

Royal đã nói rằng đối thoại với Washington có thể trở nên dễ dàng hơn dưới sự lãnh đạo của một chính phủ ít bảo thủ hơn chính phủ của Tổng thống Mỹ Bush. Bà cũng cho biết Liên minh châu Âu phải là một đối trọng với Mỹ.

Hillary Clinton đã đắc cử nhiệm kỳ hai trong Thượng viện Mỹ tháng trước, làm nóng thêm những lời đồn đại rằng bà sẽ theo đuổi một địa vị chính trị cao hơn. Trước các cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ quốc hội Mỹ, bà đã quả quyết đang tập trung cho chiến dịch tái tranh cử vào Thượng viện và chưa quyết định liệu có tranh cử chức tổng thống hay không.

. Theo Reuters

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Mỹ ký thỏa thuận mua bán hạt nhân vì mục đích dân sự với Ấn Độ  (19/12/2006)
Iraq: Cựu Bộ trưởng Điện lực đào thoát khỏi nhà tù Karadat Mariam  (19/12/2006)
Iran tăng cường dự trữ và giao dịch bằng đồng EUR  (19/12/2006)
Palestine lún sâu vào khủng hoảng  (19/12/2006)
Nga thực hiện "chuyến bay phóng xạ" từ Đức  (19/12/2006)
CHDCND Triều Tiên vẫn “dây dưa”  (18/12/2006)
Lao động xuất khẩu với vai trò định hình thế giới toàn cầu hóa  (18/12/2006)
Đa số người dân Palestine ủng hộ bầu cử sớm  (18/12/2006)
Indonesia: Động đất gần Sumatra, 4 người thiệt mạng  (18/12/2006)
Nhân viên của tổ chức Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế tại Iraq bị bắt cóc  (18/12/2006)
Sẽ có chuyến đi bộ ngoài không gian lần thứ 4  (18/12/2006)
Nhân vật của năm: Người sử dụng, tạo nội dung trên Internet  (18/12/2006)
Nhìn lại 2006 với các sự kiện quốc tế nổi bật  (18/12/2006)
Nhật thông qua đạo luật xa rời chủ nghĩa hòa bình  (17/12/2006)
Iran sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật hạt nhân  (17/12/2006)