|
Người dân Iraq biểu tình tại Baghdad, mang hình của giáo sĩ (trước) và quan tài Ahmed bị binh lính Mỹ bắn chết hồi đầu tuần này trong một cuộc đột kích tại quận Orfalli ở Baghdad. |
Hôm qua (21-12), giáo sỹ Hồi giáo cực đoan Muqtada al-Sadr - một trong những người có ảnh hưởng lớn trong chính phủ Iraq - đã đồng ý để những thành viên của Chính phủ chịu ảnh hưởng của mình tham gia chính phủ Iraq, chấm dứt 3 tuần tẩy chay nhằm phản đối cuộc gặp giữa Thủ tướng Iraq al-Maliki và Tổng thống Mỹ G. Bush tại Jordan.
Quyết định trên được đưa ra sau cuộc họp tại thành phố Najaf của các nhóm chính trị đối lập ở Iraq, nhằm xúc tiến việc thành lập một chính phủ liên minh mới gồm các giáo phái ở Iraq, nhưng sẽ không có sự hiện diện của những người ủng hộ giáo sỹ al-Sadr.
Liên minh sẽ bao gồm các đảng chính trị thuộc dòng Shiite, của người Kurd và một đảng của dòng Sunni. Họ hy vọng chính phủ liên minh mới này, một phần nào đó sẽ gây áp lực buộc giáo sỹ al-Sadr quay lại tham gia thành lập chính phủ, đồng thời có thể kiểm soát lực lượng phiến quân Mahdi Army của giáo sỹ al-Sadr.
Trái với mong muốn của giáo sỹ Ayatollah Ali al-Sistani, người có ảnh hưởng lớn nhất trong cộng đồng Hồi giáo dòng Shiite ở Iraq, 7 nhóm chính trị Hồi giáo dòng Shiite đã ủng hộ thành lập liên minh chính phủ mới.Mặc dù ủng hộ kế hoạch trên, nhưng ông al-Sadr vẫn lo ngại liên minh chính phủ sẽ làm suy giảm quyền lực của khối Hồi giáo Shiite trong chính phủ. Ông al-Sistani sẽ thuyết phục al-Sadr tham gia chính phủ liên minh nhằm tránh sự chia rẽ giữa những tín đồ dòng Shiite.
Tuy nhiên theo nhận định của các nhà phân tích, chính phủ liên minh mới có lẽ cũng không đủ năng lực chấm dứt mối đe dọa của lực lượng phiến quân Mahdi Army của giáo sỹ al-Sadr. Sau khi chấm dứt tẩy chay, al-Sadr sẽ giành lại sự ảnh hưởng trong Quốc hội và sẽ ngăn cản việc kiểm soát chặt chẽ các hoạt động của Mahdi Army do ông cầm đầu.
|