Romania và Bulgaria gia nhập Liên minh châu Ấu (EU)
11:0', 1/1/ 2007 (GMT+7)

Cờ EU được kéo lên tại thủ đô Bucharest (Romania). Ảnh: AFP

1. Ngày 1-1-2007 là một thời điểm lịch sử quan trọng đối với Romania và Bulgaria, đánh dấu sự kiện hai nước này lần lượt chính thức trở thành thành viên thứ 26 và 27 của của Liên minh châu Âu (EU) vốn chỉ có 15 thành viên cách đây 3 năm. Hàng ngàn người dân đã đổ ra các đường phố ở thủ đô Bucharest (Romania) và Sofia (Bulgaria) để đón chào năm mới và ăn mừng sự kiện trọng đại này. Trong khi Chủ tịch EU Jose Manuel Barroso cùng một số  lãnh đạo các nước thành viên EU đến Sofia để chia sẻ tin vui với Tổng thống Bulgaria Georgi Parvanov thì Bộ trưởng Ngoại giao các nước Đức, Đan Mạch, Áo và Hungary cũng có mặt tại Bucharest để chúc mừng Tổng thống Romania Traian Basescu.

2. RomaniaBulgaria gia nhập EU trong bối cảnh mong muốn mở rộng khối liên minh chung này đang nguội dần. Theo một điều tra gần đây ở 15 nước là thành viên EU trước năm 2004, chỉ có 41% người dân ủng hộ việc mở rộng EU. Vì vậy, để đạt được kết quả trên, hai quốc gia vốn từng là hai thành viên của khối các nước XHCN cách đây 17 năm phải chịu sự giám sát chặt chẽ và nỗ lực không ngừng trong đấu tranh chống tham nhũng và tội phạm có tổ chức. Vài giờ trước khi chính thức gia nhập EU, Bulgaria đã đóng cửa 2 lò phản ứng trong nhà máy điện hạt nhân Kozloduy của nước này nhằm đáp ứng yêu cầu cuối cùng của EU. Một số mặt hàng thực phẩm của hai nước vẫn bị cấm nhập vào EU. 55 máy bay của Bulgaria sẽ không được phép hạ cánh xuống sân bay của các nước trong khối EU chừng nào chưa đáp ứng được tiêu chuẩn an toàn gắt gao của EU. Đã có lo ngại rằng nền kinh tế còn non yếu của hai nước này sẽ không đủ sức cạnh tranh một khi hàng rào thương mại của EU được dỡ bỏ.

Cả RomaniaBulgaria đều là những nước nghèo hơn so với các nước thành viên khác trong EU. Trong khi GDP của Ba Lan đạt mức 50% so với mức GDP trung bình của EU thì GDP của Romania và Bulgaria chỉ dừng lại ở con số 30%. Hơn nữa, hầu hết các nước trong số 15 nước thành viên đầu tiên của EU, ngoại trừ Phần Lan và Thụy Điển, đều áp đặt các qui định nghiêm ngặt về lao động nhập cư đối với Romania và Bulgaria. 10 thành viên mới gia nhập EU vào năm 2004, trong đó có Ba Lan, tuyên bố sẽ không áp dụng bất cứ rào cản nào đối với hai thành viên mới nhất.

Ngày 1-1-2007 cũng là ngày đánh dấu sự chuyển giao chức Chủ tịch luân phiên EU từ Phần Lan cho Đức và sự kiện Slovenia chính thức sử dụng đồng Euro. Đức sẽ nắm giữ trọng trách lèo lái con thuyền EU trong 6 tháng đầu năm 2007. Đồng Tolar của Slovenia vẫn tiếp tục được tạm thời lưu hành song song cùng với đồng Euro trong vòng 14 ngày kể từ hôm nay.

  • Tố Uyên (theo BBC, CBC News, Nhật báo Trung Hoa)
In trangGửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thế giới tưng bừng chào đón năm 2007  (01/01/2007)
Mỹ tổ chức 2.220 chuyến do thám CHDCND Triều Tiên trong năm 2006?  (31/12/2006)
Iraq: Đánh bom ngay sau khi Saddam Hussein bị tử hình, 72 người chết  (31/12/2006)
Cựu Tổng thống Saddam Hussein bị xử tử  (31/12/2006)
"CHDCND Triều Tiên là mối đe dọa nghiêm trọng"  (29/12/2006)
Karzai: hàng rào của Pakistan không ngăn được khủng bố  (29/12/2006)
Nhật Bản: Ông Yoshimi Watanabe giữ chức Bộ trưởng cải cách hành chính  (28/12/2006)
Tổng thống Bush và triển vọng 2007  (28/12/2006)
Nga sẽ không chuyển giao công nghệ vũ trụ cho Trung Quốc  (28/12/2006)
Israel đe dọa mở lại các cuộc tấn công vào Gaza  (28/12/2006)
Cựu Tổng thống Mỹ Gerald Ford qua đời  (27/12/2006)
Israel phá vỡ cam kết hòa bình với Palestine  (27/12/2006)
Pakistan sẽ lập hàng rào và gài mìn dọc biên giới Afghanistan  (27/12/2006)
Thế giới có 6,6 tỉ người  (27/12/2006)
Saddam Hussein sẽ bị tử hình trong vòng 30 ngày  (27/12/2006)