Bangkok đang trở thành chiến trường tranh giành quyền lực?
8:53', 3/1/ 2007 (GMT+7)

Tâm lý hoảng loạn và lo sợ đã bao trùm toàn thủ đô Bangkok trong buổi sáng Năm mới (1-1-2007) sau khi xảy ra chín vụ nổ bom, trong đó có một vụ tại Chiang Mai, khiến ba người thiệt mạng và 39 người, trong đó có 9 khách du lịch nước ngoài, bị thương.

Tại buổi họp ở Trụ sở cảnh sát quốc gia mới đây, người phát ngôn Achiravid Subarnbhesaj, đã xác nhận: "Ba người thiệt mạng trong các vụ nổ bom là người Thái Lan. Chín khách du lịch nước ngoài bị thương là các công dân của Serbia, Hungary và Anh. Không có người Việt Nam nào bị thương hay thiệt mạng".

 

Hiện trường sau vụ nổ bom tại Tượng đài chiến thắng, trung tâm thủ đô Bangkok.

 

Người ta đã đặt ra các giả thiết xung quanh các vụ tấn công này. Một số cho rằng nhiều khả năng "lực lượng chính trị ngầm" đứng sau âm mưu đánh bom bởi các vụ nổ không thật sự lớn (tính theo số lượng người chết và thương vong). Hơn nữa, các phần tử gây bất ổn định ở miền Nam không quen thuộc địa bàn Bangkok, do vậy, chúng rất khó tổ chức được các cuộc tấn công kiểu này.

Kết luận sơ bộ cho thấy những vụ nổ bom ở nhiều điểm tại Bangkok là do một tổ chức thực hiện nhằm làm mất uy tín của Chính phủ hiện nay. Thái Lan vẫn luôn được coi là điểm hẹn hấp dẫn của khách du lịch, đặc biệt là những du khách phương Tây muốn đến đây để đón Năm mới trong không khí ấm áp. Nhưng tất cả các kế hoạch tổ chức "Count-down" đều bị hủy bỏ ngay trước thềm năm mới.

Một số khác cho rằng những vụ đánh bom này là do các nhóm ly khai ở miền Nam gây ra bởi yếu tố có sự phối hợp về thời gian. Số này nói rằng khả năng có hai nhóm tham gia. Một nhằm muc tiêu Tượng đài chiến thắng và Sapan Khwai, hai điểm gần nhau. Hai là khu vực Klong Toei và những điểm lân cận trên đường Ram IV.

Ông Achiravid nói: "Các quả bom phát nổ trong dịp Năm mới tại Bangkok là loại bom M-4 được làm từ nitrat-amonium. Chúng được đặt trong các hộp sắt nhỏ và đều có đồng hồ hẹn giờ. Chúng tôi đang điều tra về khả năng liệu các vụ nổ bom này có liên quan tới các nhóm gây bất ổn định ở miền Nam hay không".

Tuy nhiên, ngay sau đó, Thủ tướng Surayud Chulanont đã ám chỉ tới những người bị mất quyền lợi chính trị đứng đằng sau âm mưu nổ bom. Ông nói: "Từ những bằng chứng thu được, có rất ít khả năng các phần tử gây bất ổn định ở miền Nam gây ra. Rất có thể những người bị mất lợi ích chính trị là thủ phạm".

Ông Surayud đã mô tả những kẻ đánh bom là "có tâm niệm xấu", muốn gây bất ổn và tâm lý hoảng loạn, đồng thời gây thiệt hại cho hình ảnh đất nước.

Chủ tịch CNS Sonthi Boonyaratkalin, ngay sau khi từ Saudi Arabia trở về, cũng tuyên bố rằng không có khả năng các phần tử gây bất ổn định ở miền Nam gây ra bởi nếu chúng tới Bangkok, chúng sẽ không thể thoát được.

Ông Sonthi còn nói rằng đây là "mối đe dọa mới" ở các khu vực đô thị và quân đội sẽ tổ chức huấn luyện cho người dân để đối phó với những mối đe dọa trên.

Dường như mọi ám chỉ về âm mưu đánh bom đều đang hướng cả về Thủ tướng bị lật đổ Thaksin Shinawatra và phe cánh của ông ta, gồm các thành viên đảng người Thái yêu người Thái (TRT) và cựu Thủ tướng Chavalit Yongchaiyudh. Ông Chavalit ban đầu từng ủng hộ cuộc đảo chính, nhưng gần đây đã nhiều lần công khai chỉ trích chính phủ và quân đội sau khi không một ai trong liên minh của ông ta có được những vị trí trong chính phủ mới hoặc các doanh nghiệp nhà nước.

Trong trường hợp "lực lượng chính trị ngầm" là thủ phạm của các vụ đánh bom vừa qua thì Bangkok sẽ trở thành một chiến trường tranh giành quyền lực tồn tại bên cạnh cuộc chiến sắc tộc và tôn giáo ở miền Nam. Điều này không phải là những tín hiệu tốt đẹp đối với Thái Lan, đất nước liên tục trải qua những bất ổn chính trị kể từ cuối năm 2005. Liệu có khả năng xảy ra cuộc đảo chính thứ hai hay không? Câu trả lời chỉ có thể tìm thấy trong tương lai mặc dù ông Sonthi đã khẳng định rằng không một ai trong quân đội có thể làm như vậy.

. Theo VNN

In trangGửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tổng thống Brazil cam kết sẽ chú trọng phát triển kinh tế  (02/01/2007)
Biểu tình ủng hộ cựu Tổng thống Iraq Saddam Hussein  (02/01/2007)
2007 sẽ là năm nóng ấm kỷ lục  (02/01/2007)
Nga và Belarus đạt thỏa thuận về giá khí đốt  (01/01/2007)
Romania và Bulgaria gia nhập Liên minh châu Ấu (EU)  (01/01/2007)
Thế giới tưng bừng chào đón năm 2007  (01/01/2007)
Mỹ tổ chức 2.220 chuyến do thám CHDCND Triều Tiên trong năm 2006?  (31/12/2006)
Iraq: Đánh bom ngay sau khi Saddam Hussein bị tử hình, 72 người chết  (31/12/2006)
Cựu Tổng thống Saddam Hussein bị xử tử  (31/12/2006)
"CHDCND Triều Tiên là mối đe dọa nghiêm trọng"  (29/12/2006)
Karzai: hàng rào của Pakistan không ngăn được khủng bố  (29/12/2006)
Nhật Bản: Ông Yoshimi Watanabe giữ chức Bộ trưởng cải cách hành chính  (28/12/2006)
Tổng thống Bush và triển vọng 2007  (28/12/2006)
Nga sẽ không chuyển giao công nghệ vũ trụ cho Trung Quốc  (28/12/2006)
Israel đe dọa mở lại các cuộc tấn công vào Gaza  (28/12/2006)