Trung Quốc: khoảng cách giàu nghèo vẫn tăng
9:44', 8/1/ 2007 (GMT+7)

Tại những thành phố tráng lệ, người nhập cư nghèo vẫn khó ngẩng đầu (ảnh: chinadaily.com.cn)

Một báo cáo của Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc cho thấy khảng cách đáng lo ngại về thu nhập ở nước này không có dấu hiệu thu hẹp, mặc dù chính phủ đã coi việc thu hẹp khoảng cách giàu nghèo là ưu tiên cao nhất và là nền tảng để xây dựng một xã hội hòa hợp.

Với tốc độ tăng trưởng trên 10% mỗi năm, nền kinh tế Trung Quốc đã vươn lên lớn thứ 4 trên thế giới. Nhưng đi kèm đó là mức độ bất cân đối thu nhập đã tăng nhanh trong 20 năm qua, để ngày nay ngang bằng với các nước Mỹ La tinh.

Kết quả khảo sát trên 7.140 hộ gia đình cho thấy, 10% hộ giàu nhất đang sở hữu hơn 40% tổng tài sản tư nhân của xã hội, còn 10% nghèo nhất chỉ làm chủ không đến 2% tổng tài sản.

Theo số liệu thống kê của chính phủ trong năm 2005, thu nhập bình quân đầu người của dân Bắc Kinh là 2.263 USD, trong khi dân của tỉnh Thanh Hải (ở tây nam Trung Quốc) chỉ thu nhập bình quân đầu người 1.033 USD.  

Khoảng cách thu nhập giữa nông thôn và thành thị còn lớn hơn. Chỉ nội trong tỉnh Thanh Hải, nông dân có thu nhập bình quân đầu người 277 USD trong năm 2005, chỉ bằng 1/4 thu nhập của người thành thị.

Báo cáo cũng cho thấy chi phí y tế đang gia tăng và trở thành gánh nặng lớn nhất đối với người Trung Quốc, chiếm 11,8% chi tiêu của các gia đình, cao hơn cả chi phí cho thông tin liên lạc và giáo dục.

Một cuộc khảo sát của nhật báo Tuổi Trẻ Trung Quốc và báo Sina.com.vn cho thấy người dân đã thấy cần báo động về tình trạng mất cân đối giàu nghèo. Khoảng 80,7% cho rằng đã đến lúc phải điều chỉnh sự mất cân đối, trong khi chỉ có 14,1% trả lời “không cần phải thay đổi”.

Tuần báo Elite Reference thuộc nhật báo Tuổi Trẻ Trung Quốc đưa ra một báo cáo, cho thấy chỉ số Gini ở Trung Quốc đã lên đến 0,496. Đây là một chỉ số thể hiện sự cân đối trong phân bố thu nhập. Nếu chỉ số này bằng 0, nghĩa là thu nhập được phân bổ tuyệt đối đồng đều. Nếu chỉ số này bằng 1, nghĩa là sự mất cân đối lên đến mức cao nhất.

Còn theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, trong năm 2005, chỉ số Gini là 0,45 ở Trung Quốc, so với 0,33 ở Ấn Độ; 0,41 ở Mỹ; và 0,54 ở Braxin.

. Theo VNN

In trangGửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
LHQ muốn Iraq dừng việc tử hình  (08/01/2007)
Trung Quốc sản xuất thành công máy bay phản lực chiến đấu   (07/01/2007)
Đảng Dân chủ Mỹ tiếp tục gây áp lực đối với Tổng thống G.W. Bush   (07/01/2007)
Tỷ lệ việc làm và lương tăng, dấu hiệu khả quan cho nền kinh tế Mỹ   (07/01/2007)
Nga sẽ xoá 80% nợ cho CHDCND Triều Tiên   (05/01/2007)
Đài Loan: Khai trương đoàn tàu cao tốc nhanh nhất thế giới   (05/01/2007)
Nga sẽ xoá 80% nợ cho CHDCND Triều Tiên   (05/01/2007)
Canada: Môi trường trở thành vũ khí chính trị hữu hiệu   (05/01/2007)
Al-Queda kêu gọi lực lượng Hồi giáo Somali tấn công Ethiopia   (05/01/2007)
Tổng thống Bush dự định thay đổi hàng loạt vị trí chủ chốt tại Iraq   (05/01/2007)
Thủ tướng Thái Lan cảnh báo có thêm nhiều cuộc đánh bom   (05/01/2007)
Iraq nhất quyết treo cổ em trai Saddam   (05/01/2007)
Liên hiệp quốc cam kết điều tra vụ trẻ em Sudan bị lạm dụng tình dục  (04/01/2007)
Tin thêm về 5 nạn nhân bị bắt cóc tại Iraq vào tháng 11-2006  (04/01/2007)
Trung Quốc: Nổ gói bom, 2 trẻ em thiệt mạng  (04/01/2007)