Sudan: 3 nhân viên cứu trợ quốc tế bị bắt cóc tại Darfur
11:28', 13/3/ 2009 (GMT+7)

MSF tuyên bố sẽ rút hầu hết nhân viên của mình khỏi Darfur

3 nhân viên cứu trợ quốc tế của tổ chức phi chính phủ chuyên về dịch vụ y tế từ thiện “Thầy thuốc không biên giới” (tên viết tắt theo tiếng Pháp là MSF) đã bị bắt cóc tại Darfur hôm 12.3. Sự việc này càng khiến cho các hoạt động cứu trợ nhân đạo tại vùng đất kiệt quệ vì chiến tranh này thêm nguy hiểm.

Thống đốc bang Bắc Darfur Osman Youssef Kebir cho biết những kẻ bắt cóc đòi tiền chuộc và tuyên bố không thích bạo lực. “Các cuộc thương lượng với những kẻ bắt cóc đang tiến triển tốt và có thể sớm dẫn tới kết quả tự do cho các con tin”.

Bộ Ngoại giao Sudan đã lên án vụ bắt cóc và khẳng định động cơ của vụ việc chỉ vì tiền chứ không phải vì mục đích chính trị.

3 nhân viên của MSF chi nhánh tại Bỉ bị bắt cóc cùng với 2 người Sudan khác giữa lúc chính phủ Sudan đã yêu cầu 16 tổ chức quốc tế phải rời khỏi nước này. Động thái của chính phủ là nhằm bày tỏ sự phản đối mạnh mẽ đối với lệnh bắt Tổng thống Sudan Omar Hassan al-Bashir của Toà án Hình sự Quốc tế (ICC) hồi tuần trước vì các tội ác chiến tranh và tội ác chống lại loài người tại Darfur. Sudan cho rằng những tổ chức quốc tế này đã trợ giúp cho toà án tại Hague ra phán quyết không hợp công lý. Các tổ chức quốc tế phủ nhận cáo buộc của chính phủ Sudan.

MSF tại Bỉ xác nhận 2 con tin người Sudan đã nhanh chóng được thả ra nhưng 3 nhân viên của họ gồm 1 y tá người Canada tên Laura Archer, 1 bác sĩ người Italy tên  Mauro D'Ascaniovà 1 điều phối viên người Pháp tên Raphael Meonier vẫn còn nằm trong tại bọn bắt cóc.

Trong số 16 tổ chức bị chính phủ Sudan đòi trục xuất có 2 chi nhánh của MSF nhưng MSF tại Bỉ không nằm trong danh sách này.

Mặc dù các nhà chức trách Bắc Darfur đã chỉ đạo cho lực lượng cảnh sát bảo vệ tất cả mọi văn phòng và nhân viên của các tổ chức nước ngoài đang hoạt động tại bang này nhưng MSF vẫn khẳng định sẽ rút phần lớn nhân viên của mình tại Darfur.

Chiến tranh tại Darfur bùng nổ khi các phần tử nổi dậy, phần đông là người không thuộc gốc Ả Rập, bắt đầu chống lại chính phủ vào năm 2003. Các chuyên gia quốc tế ước tính ít nhất 200.000 người đã bị thiệt mạng tại vùng đất phía tây Sudan trong khi Khartoum công bố con số người chết ít hơn rất nhiều (khoảng 10.000 người).

  • Tố Uyên (theo Reuters)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Chile bổ nhiệm ngoại trưởng và bộ trưởng quốc phòng mới  (13/03/2009)
Tổng thống Obama gia hạn lệnh cấm vận đối với Iran  (13/03/2009)
Báo động nạn tuổi trẻ nổi loạn  (13/03/2009)
Trung Quốc: Tứ Xuyên liên tiếp xảy ra các trận động đất  (13/03/2009)
Pakistan: Biểu tình phản đối chính phủ  (12/03/2009)
Thái Lan chuyển địa điểm tổ chức hội nghị cấp cao ASEAN+3 sang Pattaya  (12/03/2009)
CHDCND Triều Tiên ấn định ngày phóng vệ tinh  (12/03/2009)
Bill Gates lại là người giàu nhất thế giới nhờ… khủng hoảng kinh tế  (12/03/2009)
Ai sẽ là thủ tướng mới của Palestine?  (12/03/2009)
Thái Lan tăng cường giám sát an ninh tại miền Nam bằng khinh khí cầu  (12/03/2009)
Pháp tuyên bố gia nhập lại NATO  (12/03/2009)
Mỹ và Trung Quốc “cam kết tránh đối đầu với nhau”  (12/03/2009)
Nga sẽ bán tàu cao tốc tên lửa Molniya cho Libya  (12/03/2009)
Iran sẽ đàm phán trực tiếp với Mỹ không cần trung gian  (12/03/2009)
Dân số thế giới sẽ đạt 7 tỷ người vào năm 2012  (12/03/2009)