IAEA không bầu ra được giám đốc mới
15:30', 27/3/ 2009 (GMT+7)

Không ai trong số 2 ứng viên người Nhật Yukiya Amano (trái) và Nam Phi Samad Minty (phải) dành được đủ 2/3 số phiếu cần thiết để chiến thắng

Ban Quản trị của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA) hôm 26.3 đã thất bại trong việc bầu ra giám đốc mới sau 3 lượt bỏ phiếu.

Không có ai trong số 2 ứng viên là Đại sứ Nhật tại IAEA Yukiya Amano và người đồng nhiệm Nam Phi Samad Minty dành được 2/3 đa số phiếu cần thiết để kế nhiệm ông Mohamed ElBaradei sắp sửa nghỉ hưu vào tháng 11 tới.

Các lượt bỏ phiếu tiếp theo sẽ diễn ra trong hôm nay (27.3).

Ứng viên Amano 61 tuổi của Nhật Bản dành được 21 phiếu trong lượt bỏ phiếu kín đầu tiên còn ứng viên Minty 69 tuổi của Nam Phi chỉ dành được 14 phiếu. Trong lượt bỏ phiếu thứ 2, ông Amano rớt mất một phiếu còn ông Minty thì ngược lại tăng thêm 1 phiếu. Lượt bỏ phiếu thứ 3 cũng có kết quả lặp lại giống vậy.

Nếu sau 5 lượt bỏ phiếu liên tục đều bất phân thắng bại đối với cả 2 ứng viên thì sẽ có thêm nhiều ứng viên mới được bổ sung vào danh sách đề cử.

Cả ông Amano và ông Minty đều đã từng làm việc cho IAEA trong nhiều năm và đều có kinh nghiệm trong lĩnh vực giải giáp hạt nhân.

Rất khó đạt được sự đồng thuận trong cuộc bỏ phiếu bầu giám đốc mới của IAEA vì hầu hết các nước thành viên phương Tây trong Ban Quản trị của tổ chức này ủng hộ ông Amano trong khi các nước đang phát triển thì hậu thuẫn cho ông Minty.

Các nước phương Tây rõ ràng không muốn có một người đứng đầu IAEA trực tính như ông ElBaradei, người đã từng chỉ trích chính sách diều hâu của chính phủ Bush đối với các nước có hạt nhân như Iran. Họ hi vọng nhà lãnh đạo mới của IAEA “không quá thiên hướng về chính trị”. Họ cũng lập luận rằng ông ElBaradei là người Ai Cập và theo nguyên tắc cân bằng quyền lực thì người kế nhiệm không nên là người đến từ châu Phi.

Tuy nhiên, các nước đang phát triển thì hi vọng lãnh đạo mới của IAEA có thể theo đuổi mục tiêu riêng của tổ chức này thay vì trở thành người phát ngôn cho một số nước lớn; đóng vai trò tích cực trong tiến trình thúc đẩy giải giáp hạt nhân và năng lượng hạt nhân vì mục đích hòa bình tại các quốc gia đang phát triển.

Nếu các lượt bỏ phiếu hôm nay cũng thất bại thì sẽ có những ứng viên mới như cựu Tổng thống Mexico Ernesto Zedillo, Tổng giám đốc tổ chức Cấm phổ biến vũ khí hóa học Roger Pfirter, Thư ký điều hành Hội đồng trù bị của Tổ chức Hiệp ước cấm thử hạt nhân toàn diện Tiber Toth và Đại sứ Chile tại IAEA Milenko Skoknic.

  • Tố Uyên (Theo Xinhua)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
WB cho Pakistan vay không tính lãi 500 triệu USD  (27/03/2009)
CH Czech: Tổng thống chấp thuận bãi miễn chính phủ  (27/03/2009)
Chứng khoán Mỹ tăng mạnh nhất kể từ 1974  (27/03/2009)
Australia: Cựu bộ trưởng Quốc phòng bị bí mật điều tra đời tư  (26/03/2009)
Mexico: Bắt giữ kẻ tình nghi là trùm ma tuý  (26/03/2009)
Nga, Turkmenistan sắp sửa ký thoả thuận khí đốt mới  (26/03/2009)
Tai nạn xe buýt ở Nga, 14 người thiệt mạng  (26/03/2009)
Những người ủng hộ ông Thaksin lại biểu tình  (26/03/2009)
Pháp bán 24 máy bay trực thăng quân sự cho Iraq  (26/03/2009)
Iran nhận lời tham dự hội nghị quốc tế bàn về tương lai Afghanistan  (26/03/2009)
Netanyahu cam kết hoà bình với Palestine, Hamas nối lại đàm phán trao đổi tù nhân với Israel  (26/03/2009)
CHDCND Triều Tiên đã đặt tên lửa vào bệ phóng  (26/03/2009)
LHQ kêu gọi G20 hỗ trợ 1.000 tỷ USD cho các nước đang phát triển  (26/03/2009)
Kinh tế thế giới sắp qua giai đoạn đình trệ  (26/03/2009)
Obama: Kinh tế Mỹ đã có dấu hiệu hồi phục  (25/03/2009)