BA VỤ ĐẮM TÀU NGOÀI KHƠI LIBYA
Hơn 300 người có thể đã chết
11:19', 1/4/ 2009 (GMT+7)

Một số người được cứu thoát về đến cảng đảo Lampedusa của Ý ngày 29-3. Ảnh: AP

Giới truyền thông dẫn lời người phát ngôn của Tổ chức Di trú Quốc tế (IOM) Jean-Philippe Chauzy thông báo hôm 31.3 rằng ít nhất 300 người mất tích và có thể đã chết đuối ngoài khơi bờ biển Libya trong 3 vụ đắm tàu của người châu Phi và Trung Đông tìm cách di cư bất hợp pháp sang châu Âu trong 2 ngày qua.

Nhật báo Oea tại Libya dẫn các nguồn tin an ninh cho biết lực lượng cứu hộ đã vớt được 23 xác người và ít nhất 251 người còn mất tích. Chủ nhiệm chương trình của IOM tại Tripoli Laurence Hart cho rằng số người mất tích có thể lên đến 500 người, khẳng định mô tả của chính quyền địa phương là “một thảm kịch”.

Hãng tin AFP dẫn lời Jemini Pandya, nữ phát ngôn viên của IOM, xác nhận rằng có nhiều tàu chở người di cư bất hợp pháp xuất bến trong 36 giờ qua. Ba chiếc tàu đều chở quá tải và bị chìm trong hai ngày 29 và 30-3 do có gió mạnh. Quốc tịch của nạn nhân chưa được xác định nhưng thông tin ban đầu cho biết có cả người TunisiaPalestine.

Một viên chức Bộ Ngoại giao Ai Cập là ông Ahmed Rizk xác nhận rằng 10 thi hài nạn nhân được vớt lên tại Libya là người Ai Cập. Phái viên đài BBC tại Tripoli tường thuật rằng có một phụ nữ đã chết còn ghì chặt xác con trong lòng. Báo Oea cho biết thêm một chiếc tàu thứ tư đã bị nạn nhưng khoảng hơn 350 người gồm cả phụ nữ và trẻ em đã được lực lượng biên phòng kéo về cảng Tripoli, cứu sống toàn bộ người trên tàu. Thông tin từ Bộ Nội vụ Libya cho rằng một chiếc tàu chở dầu của Ý đã cứu sống khoảng 350 người trên một chiếc tàu gặp nạn khác.

Với 1.770 km bờ biển, Libya trở thành nơi tụ tập và trung chuyển những người từ miền Đông, Nam châu Phi và người Ả Rập muốn vượt biển trái phép sang châu Âu với điểm đến đầu tiên thuận lợi nhất là nước Ý, rồi tìm đến các nơi khác ở châu Âu. Trong số này có nhiều người Ai Cập – nơi tỉ lệ thất nghiệp trong giới trẻ cao. Chính quyền Ý đã tuyên bố sớm bắt đầu các cuộc tuần tra trên biển phối hợp với Libya để ngăn chặn làn sóng nhập cư bất hợp pháp này. Số liệu của IOM ghi nhận có đến 37.000 người, phần lớn từ Libya, đã đến đảo Lampedusa của Ý hồi năm ngoái.

. Theo NLĐ

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Các nước đề xuất ý kiến trước thềm Hội nghị G-20  (01/04/2009)
Quân đội Trung Quốc và Đài Loan sẽ gặp gỡ lần đầu tiên tại Mỹ   (31/03/2009)
Quốc hội Nhật Bản ra nghị quyết về vụ thử tên lửa của CHDCND Triều Tiền   (31/03/2009)
Ireland: Thành viên tổ chức IRA phong toả đường phố Belfast   (31/03/2009)
Máy bay phản lực Hàn Quốc rơi xuống biển, 2 phi công thoát hiểm thành công   (31/03/2009)
Trung Quốc sẽ thành lập uỷ ban doanh nghiệp tăng trưởng vào ngày 1.5   (31/03/2009)
Các nền kinh tế đang nổi chào đón Hội nghị thượng đỉnh G20 bằng những quan điểm khoẻ khoắn  (31/03/2009)
Lực lượng nổi dậy Philippines dọa chặt đầu con tin  (31/03/2009)
2 vụ chìm thuyền chở người di cư ở Libya, ít nhất 21 người chết  (31/03/2009)
Tỷ lệ thất nghiệp của các nền kinh tế phát triển tăng 10% trong năm 2010  (31/03/2009)
Pakistan: Bắt giữ 4 nghi phạm tấn công học viện cảnh sát  (31/03/2009)
Hillary tìm kiếm sự giúp đỡ của Iran về Afghanistan  (31/03/2009)
Tổng thống Mỹ lần đầu tiên công du nước ngoài, nhấn mạnh giải quyết khủng hoảng kinh tế thế giới  (30/03/2009)
Quân Anh bắt đầu rút quân khỏi Iraq vào 31.3   (30/03/2009)
Cảnh sát Thái Lan đe doạ giải tán người biểu tình   (30/03/2009)