CH Czech: Các đảng chính trị gần đạt được thoả thuận thành lập nội các mới
10:17', 1/4/ 2009 (GMT+7)

Thủ tướng CH Czech Mirek Topolanek ngồi chờ đợi trong khi 1 quan chức chính phủ bắt tay kết thúc cuộc gặp thương lượng thành lập chính phủ mới

Thủ tướng Cộng hoà Czech Mirek Topolanek hôm 31.3 tuyên bố chính phủ của ông sẽ từ chức trước khi nhiệm kỳ Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU) của CH Czech kết thúc vào cuối tháng 6. Các đảng phái chính trị đã đồng ý với 1 yêu cầu đối lập là thành lập một chính phủ mới trong đó không có chính trị gia nào lãnh đạo đất nước mà thay vào đó là những nhà kỹ trị.

Sau buổi thương lượng giữa chính phủ liên minh 3 đảng và đảng đối lập Dân chủ xã hội, ông Topolanek thông báo : “ Cho đến lúc này chúng tôi đã biết nội các (đương nhiệm) sẽ từ chức trước cuối tháng 6 và chúng vẫn đang thảo luận ngày tháng cụ thể”.

“Sau khi đạt được sự đồng thuận chính trị cao, chúng tôi tuyên bố đã sẵn sàng thành lập một nội các mới không có tính đảng phái. Ý tưởng này đã nhận được sự nhất trí của tất cả mọi đảng phái dân chủ”.

“Chính phủ (mới) sẽ đảm nhiệm chức Chủ tịch luân phiên EU của CH Czech trong thời gian còn lại”.

Chủ tịch đảng đối lập Dân chủ Xã hội Jiri Paroubek cũng xác nhận các đảng chính trị đã bước gần hơn đến thoả thuận cuối cùng.

Martin Bursik, Chủ tịch đảng Xanh, một đảng trong chính phủ liên minh, tiết lộ có nhiều khả năng các bên sẽ đạt được ý kiến thống nhất ấn định ngày bầu cử là 16-17.10 sắp tới.

CH Czech đã lâm vào tình trạng rối loạn chính trị kể từ khi cuộc bỏ phiếu bất tín nhiệm tuần trước “thổi bay” chính phủ của ông Topolanek.

Sự ra đi của nội các cũ làm ảnh hưởng đến vị thế của CH Czech với vai trò là Chủ tịch luân phiên EU trong nửa  đầu năm 2009, củng cố sức mạnh của Tổng thống CH Czech Vaclav Klaus theo chủ nghĩa hoài nghi EU, gây ra những lo ngại về tính khả thi của việc phê chuẩn Hiệp ước Lisbon của EU.

Vì không có đảng chính nào giành được sự ủng hộ thành lập chính phủ mới nên có nhiều khả năng tổng thống Klaus sẽ chỉ định thủ tướng theo ý của mình. Điều này cũng có nghĩa là Hiệp ước Lisbon của EU khó có khả năng được thông qua.

Cuộc khủng hoảng chính trị tại CH Czech hiện nay được cho là bắt nguồn từ 2 nguyên nhân: sự “đấu đá” giữa các cá nhân và tính yếu kém của chính phủ trong việc điều hành đất nước nhiều tháng qua, đặc biệt là trong bối cảnh suy thoái tài chính toàn cầu.

CH Czech không phải là nước duy nhất tại châu Âu bị sụp đổ chính phủ vì tác động của khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Trước đó, HungaryLatvia cũng đã chịu hậu quả tương tự.

Hiệp ư ớc Lisbon được soạn thảo với mục đích sắp xếp hợp lý hoá tiến trình ra quyết định của EU.

  • Tố Uyên (Theo Reuters)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Thủ tướng Thái Lan đe doạ sẽ hành động chống lại người biểu tình  (01/04/2009)
Campuchia doạ sẽ tấn công nếu binh sĩ Thái Lan tiếp tục vượt biên giới tranh chấp  (01/04/2009)
Hơn 300 người có thể đã chết  (01/04/2009)
Các nước đề xuất ý kiến trước thềm Hội nghị G-20  (01/04/2009)
Quân đội Trung Quốc và Đài Loan sẽ gặp gỡ lần đầu tiên tại Mỹ   (31/03/2009)
Quốc hội Nhật Bản ra nghị quyết về vụ thử tên lửa của CHDCND Triều Tiền   (31/03/2009)
Ireland: Thành viên tổ chức IRA phong toả đường phố Belfast   (31/03/2009)
Máy bay phản lực Hàn Quốc rơi xuống biển, 2 phi công thoát hiểm thành công   (31/03/2009)
Trung Quốc sẽ thành lập uỷ ban doanh nghiệp tăng trưởng vào ngày 1.5   (31/03/2009)
Các nền kinh tế đang nổi chào đón Hội nghị thượng đỉnh G20 bằng những quan điểm khoẻ khoắn  (31/03/2009)
Lực lượng nổi dậy Philippines dọa chặt đầu con tin  (31/03/2009)
2 vụ chìm thuyền chở người di cư ở Libya, ít nhất 21 người chết  (31/03/2009)
Tỷ lệ thất nghiệp của các nền kinh tế phát triển tăng 10% trong năm 2010  (31/03/2009)
Pakistan: Bắt giữ 4 nghi phạm tấn công học viện cảnh sát  (31/03/2009)
Hillary tìm kiếm sự giúp đỡ của Iran về Afghanistan  (31/03/2009)