Joseph E.Stiglitz: Quyền lực thế giới đang chuyển từ Tây sang Đông
14:8', 14/4/ 2009 (GMT+7)

Ông Joseph E. Stiglitz cho rằng quyền lực thế giới đang chuyển từ Tây sang Đông (Ảnh Corbis)

Nhà kinh tế học từng đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2001 Joseph E. Stiglitz, người khởi xướng ý tưởng "các tờ giấy bạc toàn cầu" trong cuốn sách "Vận hành toàn cầu hoá" của ông và hiện là trung tâm của nhiều cuộc tranh luận về tương lai của chủ nghĩa tư bản toàn cầu, cho rằng quyền lực thế giới đang chuyển từ Tây sang Đông.

Dưới đây là nội dung cuộc trò chuyện giữa ông Stiglitz với phóng viên Newsweek về các đồng tiền mạnh của châu Á, những khoản nợ xấu của Mỹ và nguyên nhân tại sao cơ chế trợ cấp xã hội của châu Âu vẫn hoạt động.

- Suốt nhiều năm qua, ông đã nói tới việc hệ thống dự trữ bằng đồng USD đang sụp đổ như thế nào. Tại sao hiện giờ mọi người mới quay sang ủng hộ quan điểm này?

Một loại tiền tệ dự trữ sẽ phải ổn định để thật sự gây ảnh hưởng. Hiện tại, rõ ràng là đồng USD không còn làm được việc này. Cuộc khủng hoảng tài chính đã mang điều đó tới Mỹ ở mức độ cao hơn người ta từng mong đợi.

Bảng cân đối kế toán của Cục Dự trữ liên bang Mỹ (FED) không giống thực tế. Họ đang nằm ở những địa hạt chưa từng được thám hiểm và có rất nhiều quan ngại sâu sắc về lạm phát cũng như những tác động kéo theo đối với đồng USD.

Người Trung Quốc rõ ràng rất quan tâm tới điều này. Họ nhận thấy một số khoản đầu tư của mình ở Mỹ (ví dụ như vào tập đoàn Blackstone) là sai lầm nghiêm trọng. Họ lo lắng sẽ phải nỗ lực hết sức để vãn hồi các khoản dự trữ trị giá 2 ngàn tỉ USD để rốt cuộc thấy chúng tiêu tan vì lạm phát.

Trong khi đó, hiện tồn tại một quan ngại lớn hơn về việc hệ thống dự trữ hiện tại cơ bản đang đòi hỏi các nước nghèo phải cho Mỹ vay với lãi suất thấp như thế nào. Đó là điều không công bằng và làm giảm nhu cầu tiêu dùng vào thời điểm thực sự phải tăng nhu cầu đó.

- Tại sao đồng Euro không thể giúp lấp chỗ trống tiền tệ?

Một hệ thống hai đồng tiền dự trữ thậm chí sẽ còn bất ổn hơn những gì chúng ta đang phải đối mặt hiện giờ. Lí do là người ta sẽ tìm tới cũng như rời bỏ đồng USD và sự phụ thuộc của đồng Euro vào điều đó sẽ tăng hoặc giảm, làm tăng tính chất không ổn định.

Ông mới đây đã đề xuất một hệ thống dự trữ mới tại Liên hiệp quốc. Hệ thống đó sẽ vận hành như thế nào?

Hệ thống mới sẽ được hậu thuẫn bằng một biện pháp mà IMF đã phê chuẩn nhằm tăng gấp đôi quyền rút vốn đặc biệt [SDRs] hiện có dành cho các quốc gia gặp khó khăn. Thay vì đổ tiền của họ vào các khoản dự trữ bằng đồng USD vốn chẳng giúp ích cho việc tăng tiêu dùng, các nước có thể rút tiền từ quỹ SDRs trị giá 42,8 ngàn tỉ USD khi cần thiết. Bằng cách đó, họ sẽ chi tiêu nguồn thu nhập thay vì tích trữ chúng.

- Ông có cho rằng việc Trung Quốc ủng hộ một hệ thống dự trữ không phải bằng đồng USD cho thấy một quan điểm chính sách kinh tế mới, năng nổ hơn trên thế giới?

Tôi nghĩ Trung Quốc đã và đang đóng một vai trò tích cực hơn theo cách từng bị coi nhẹ. Chúng ta đã biết về sự hỗ trợ của họ đối với châu Phi cũng như nỗ lực nhằm mua lại tập đoàn khai thác khoáng sản Rio Tinto hay làm các việc tương tự như thế. Điều không được che đậy là họ đang giành được phần lớn các hợp đồng của Ngân hàng thế giới tại châu Phi.

Trung Quốc rất cạnh tranh. Tôi cho rằng họ đang cố gắng đại diện cho những nước kém phát triển hơn, nhưng cố gắng thực hiện phần lớn điều đó theo một cách ít mang tính đối đầu hơn, không gây lo lắng cho Mỹ. Trong khi đó, Mỹ thường cảm thấy đang trong thế cạnh tranh với Trung Quốc theo cách mà bản thân người Trung Quốc không cho là như vậy.

- Ông vừa trở về từ Trung Quốc. Nền kinh tế ở đó như thế nào?

Tôi cho rằng họ đang vận hành mọi thứ rất tốt. Họ có một gói kích thích kinh tế lớn và sâu rộng hơn chúng ta. Họ cũng không có những vấn đề về thị trường tài chính như chúng ta.

- Thế còn châu Âu? Ông đã làm việc với chính phủ Pháp nhằm tìm ra một cách thức mới để đo lường sự tăng trưởng kinh tế, có tính đến những lợi ích của giáo dục, chăm sóc ý tế,... Việc đó tiến triển như thế nào?

GDP là một con số tính toán gây nhầm lẫn. Các chỉ số đầu vào hầu như luôn quan trọng hơn những chỉ số đầu ra. Tôi sẽ chỉ cho bạn 2 ví dụ. Ở Mỹ, chúng ta chi rất nhiều tiền vào chăm sóc y tế nhưng chúng ta nhận được các kết quả nghèo nàn hơn về tuổi thọ trung bình, sự ngăn chặn bệnh dịch lan tràn,... so với nhiều nước châu Âu. Tuy nhiên, hoạt động chi tiêu đó đã giúp tăng GDP của chúng ta, ngay cả khi phần lớn việc chi tiêu vào lĩnh vực y tế thực sự là khoản tiền lãng phí.

Một ví dụ khác: Chúng ta có tỉ lệ người ngồi tù cao nhất trong số các nước phát triển khác. Đây là triệu chứng của một xã hội bất bình thường. Tuy nhiên, chi tiêu vào các nhà tù cũng góp phần tăng GDP của chúng ta. Đây là một tác động trái khoáy.

Vì vậy, chúng tôi đang cố gắng tìm ra một cách thức tính toán, có tính đến những yếu tố như trên cũng như những lợi ích của giáo dục, chăm sóc y tế và nhiều nhân tố khác. Điều đó không dễ và chắc chắn sẽ không xảy ra qua một đêm nhưng nó đồng nghĩa với việc bắt đầu một cuộc đối thoại về cách chúng ta có thể đạt được một sự tăng trưởng thực sự và bền vững.

- Ông có cho rằng mô hình phúc lợi xã hội của châu Âu thực sự phù hợp hơn với các nhu cầu kinh tế ở thời điểm hiện tại?

Chắc chắn là có. Mạng lưới an sinh xã hội của châu Âu thực sự đóng vai trò như một dạng kích thích kinh tế, khuyến khích mọi người tiếp tục chi tiêu hoặc không quá tiết kiệm, vì họ cảm thấy an toàn hơn. Có điều rõ ràng là, mô hình phúc lợi xã hội đoàn thể của Mỹ - chăm sóc cho các công ty chứ không phải người dân, đã suy yếu.

- Ông đánh giá như thế nào về kế hoạch của Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner loại bỏ các tài sản xấu của ngân hàng trong nước?

Nó thật tồi tệ. Các nhà đầu tư không phải chịu trách nhiệm - họ vẫn có thể ra đi nếu mọi chuyện xấu đi. Đó là cái mà tôi gọi là chủ nghĩa xã hội kiểu Mỹ - xã hội hoá những tổn thất và tư nhân hoá các lợi nhuận.

. Theo VNN/Newsweek

In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Ba Lan: Cháy khu nhà tập thể cho người vô gia cư, 17 người chết  (13/04/2009)
Trung Quốc lần đầu tiên công bố kế hoạch hành động nhân quyền quốc gia  (13/04/2009)
Trung Quốc đề xuất thành lập quỹ đầu tư phát triển ASEAN  (13/04/2009)
Giá dầu giảm dưới 52 USD/thùng sau dự báo giảm cầu của IEA  (13/04/2009)
Đảng đối lập DPJ của Nhật Bản chịu thất bại thứ hai  (13/04/2009)
Diễn đàn Đông Bắc Á thúc đẩy hợp tác hơn nữa nhằm chống khủng hoảng  (13/04/2009)
Trung Quốc sắp ban hành gói kích thích kinh tế mới để tăng tiêu dùng  (13/04/2009)
Đại sứ quán Sri Lanka tại Nauy bị tấn công  (13/04/2009)
Italy phát phóng sự về hậu quả chất độc da cam ở Việt Nam  (13/04/2009)
Quân đội Thái Lan bắt đầu trấn áp người biểu tình  (13/04/2009)
Ireland: Real IRA đe doạ mở chiến dịch quân sự tấn công Vương quốc Anh  (12/04/2009)
Nền kinh tế Trung Quốc, Hàn Quốc có dấu hiệu chuyển biến tích cực  (12/04/2009)
Thái Lan: Bắt 1 thủ lĩnh lực lượng biểu tình áo đỏ  (12/04/2009)
Quân đội Philippines tìm thấy một số lượng lớn thuốc nổ tại miền nam  (12/04/2009)
Lực lượng nổi dậy đốt đoàn xe chở hàng cung ứng cho Afghanistan  (12/04/2009)