Một chính trị gia cấp cao của Nga hôm 16.4 bày tỏ thái độ “ngạc nhiên” và “phẫn nộ” trước nội dung của một bản đề xuất do một nhóm chuyên gia cố vấn của Mỹ soạn thảo, kêu gọi chỉ “ngăn chặn hạt nhân ở mức tối thiểu”.
Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ và Hội đồng quốc phòng tài nguyên thiên nhiên Mỹ đã đề xuất một chính sách hạt nhân trong đó Washington chỉ tập trung ngăn chặn các mục tiêu tên lửa hạt nhân tại các công trình công nghiệp chủ chốt thay vì tại các trung tâm dân cư.
Các tác giả của bản đề xuất đã nêu ra danh sách 12 mục tiêu tiềm ẩn nguy cơ hạt nhân cần phải tiêu diệt là 3 nhà máy lọc dầu, 3 nhà máy sản xuất sắt thép, 2 nhà máy sản xuất nhôm, 1 nhà máy sản xuất nickel và 3 nhà máy nhiệt điện. Những công trình công nghiệp này đang được các công ty của Nga như Gazprom, Rosneft, RusAl , công ty của Đức E.On và công ty của Italy Enel điều hành sản xuất.
2 cơ quan của Mỹ gọi đó là bước đi đầu tiên tiến tới mục tiêu “một thế giới không có vũ khí hạt nhân” theo như lời của Tổng thống Mỹ Barack Obama mới tuyên bố gần đây.
Một khi chính sách này đã được hình thành, ông Obama sẽ công bố công khai vai trò đã thay đổi của vũ khí hạt nhân cũng như các loại hình mục tiêu mới của nó.
Phó Chủ tịch Uỷ ban đối ngoại của Hội đồng Liên bang Nga Vasily Likhachyov đã bày tỏ lo ngại về bản chất thật sự của bản đề xuất và gọi đó là “một sự vi phạm các nguyên tắc cơ bản luật pháp quốc tế”, “ một sự thiếu tôn trọng chủ quyền của Liên bang Nga”.
Ông Likhachyov chỉ ra rằng theo một thoả thuận hiện hành, Mỹ và Nga không được tấn công vào các mục tiêu tên lửa hạt nhân của nhau. Đây là điều mà Moscow “tuân thủ nghiêm ngặt”.
Hội đồng của Mỹ báo cáo, tại 12 mục tiêu công nghiệp nói trên có nhiều đầu đạn hạt nhân 300 kiloton có khả năng giết chết tới 659.031 người. Phần lớn các nhà máy được đặt tại Siberia và dãy Urals.
Thượng nghị sĩ Nga cho rằng báo cáo của phía Mỹ không đầy đủ vì không tính đến số vũ khí hạt nhân mà nhiều nước khác đang sở hữu. Theo ông, báo cáo này sẽ tổn hại đến quan hệ hợp tác Nga-Mỹ cũng như nỗ lực của thế giới trong lĩnh vực không phổ biến hạt nhân.
Bộ Ngoại giao Nga vẫn chưa có bình luận gì về việc này.
Liên đoàn các nhà khoa học Mỹ được hình thành vào năm 1945 từ một nhóm các nhà khoa học làm việc cho dự án Manhattan, nhóm đã nghiên cứu phát triển vũ khí nguyên tử đầu tiên trên thế giới.
|