Nông dân Đức và Tây Ban Nha biểu tình vì giá sữa của EU xuống thấp
19:5', 17/4/ 2009 (GMT+7)

Ngành chăn nuôi bò sữa, ngành chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tại nhiều nước châu Âu đang điêu đứng vì tác động tiêu cực của khủng hoảng kinh tế toàn cầu và mặt trái của tự do hóa thị trường

Nông dân ngành chăn nuôi bò sữa hôm 16.4 đã phong tỏa các nhà máy chế biến bơ sữa tại Đức đồng thời biểu tình rầm rộ tại Tây Ban Nha nhằm phản đối việc giá sữa của Liên minh châu Âu (EU) xuống thấp đến mức buộc họ phải đóng cửa các nông trại.

Tuy nhiên, các công ty ngành sữa cho biết nông dân biểu tình nhằm chống lại các điều luật thị trường được áp dụng sau khi EU thực hiện nhiều cuộc cải tổ ngành chăn nuôi bò sữa vốn trước đây được hưởng giá trợ cấp gần như hoàn toàn.

Nông dân Đức đã tổ chức biểu tình suốt 1 ngày bên ngoài các nhà máy chế biến sữa, phản đối giá sữa hạ thấp (từ 0,4 Euro vào đầu năm 2008 xuống còn khoảng 0,24 Euro vào thời điểm hiện tại. Trong khi đó, để bù được chi phí bỏ ra, mức giá bán thấp nhất đòi hỏi phải là 0,3 Euro.

Khủng hoảng kinh tế toàn cầu và sự sụt giảm sản lượng xuất khẩu, đặc biệt là xuất khẩu sang Đông Âu, được cho là nguyên nhân gây nên tình trạng sữa rớt giá mạnh tại Đức. Công đoàn nông dân Đức DBV đã kêu gọi EU mở rộng phạm vi trợ cấp cho các ngành hàng xuất khẩu mà EU đã tuyên bố trong tháng 1 vừa qua. Đồng thời DBV cũng kêu gọi hỗ trợ tài chính đặc biệt cho nông dân đang gặp phải khó khăn về đồng vốn.

Nông dân chăn nuôi bò sữa của Tây Ban Nha biểu tình vì cho rằng họ đã mất 1 triệu Euro mỗi ngày với chi phí khoảng 0,35-0,4 Euro/lít sữa trong khi giá bán chỉ dừng ở khoảng 0,2-0,3 Euro. Nghiệp đoàn Asaja của nước này cảnh báo ngành sữa của Tây Ban Nha “sẽ biến mất nếu không có những biện pháp giải quyết ở tầm quốc gia và khu vực EU”.

Nông dân ngành chăn nuôi bò sữa tại Anh cũng đang dần bỏ nghề vì không chịu nổi áp lực rớt giá.

Tại Pháp, giá sữa trả cho người sản xuất giảm 20-25% trong quí đầu năm 2009.

Nông dân Thụy Sĩ, nước không thuộc EU, đang tỏ ra lo ngại sâu sắc trước tình hình kinh doanh khó khăn.

Được biết, tháng 11.2008, EU đã đồng ý tăng hạn ngạch sản xuất sữa hàng năm. Theo đó, qui định hạn chế sản lượng sữa sản xuất bị dỡ bỏ, sản lượng sữa được trao đổi tự do trên thị trường tăng lên. Tháng 3 vừa qua, EU từ chối đề nghị hoãn kế hoạch cải tổ này theo đề nghị của nông dân một số nước trong đó có Đức và Tây Ban Nha.

  • Tố Uyên (Theo Reuters)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Phái viên tổng thống Obama đến Trung Đông thúc đẩy “giải pháp hai nhà nước”  (17/04/2009)
Liên tiếp hai trận động đất ở Đông Afghanistan, 25 người chết  (17/04/2009)
Thủ tướng Somalia: Hãy tiếp cho chúng tôi nguồn lực để tiêu diệt cướp biển  (17/04/2009)
Xuất hiện nguy cơ tranh cãi mới làm tổn hại đàm phán hạt nhân Nga-Mỹ  (17/04/2009)
Thủ lĩnh “phe áo vàng” Thái Lan bị bắn trọng thương  (17/04/2009)
Mỹ đặt điều kiện cải thiện quan hệ với Cu Ba, Venezuela đe doạ phủ quyết tuyên bố cuối cùng của hội nghị  (17/04/2009)
Thủ tướng Nhật cam kết tăng 1 tỷ USD viện trợ cho Pakistan  (17/04/2009)
Các nhà lãnh đạo cấp cao CHDCND Triều Tiên lần đầu “xuất hiện” trước công chúng  (17/04/2009)
Trung Quốc: Thêm 7 trẻ chết vì bệnh tay chân miệng ở miền trung, nâng tổng số tử vong lên tới 57  (16/04/2009)
Kyrgyzstan: Lở đất tại miền nam, 16 người chết  (16/04/2009)
Nicaragua cấp hộ chiếu ngoại giao cho cựu thủ tướng Thaksin  (16/04/2009)
Động đất mạnh 6,6 độ Richter tại Indonesia  (16/04/2009)
Israel sẽ không hợp tác với LHQ điều tra về tội ác chiến tranh tại Dải Gaza  (16/04/2009)
Colombia: Bắt được trùm ma tuý bị truy nã gắt gao nhất  (16/04/2009)
Iran thông báo hợp đồng mua bán tên lửa S-300 với Nga tiến triển tốt  (16/04/2009)