Nam Phi: Tổng tuyển cử
16:45', 22/4/ 2009 (GMT+7)

Nhiều cử tri đến các điểm bỏ phiếu từ rất sớm, kiên nhẫn đứng đợi hàng giờ liền trong thời tiết giá lạnh để chờ tới lượt mình thực hiện quyền và nghĩa vụ công dân

Cử tri Nam Phi đang nô nức chuẩn bị đi bỏ phiếu trong cuộc tổng tuyển cử dự kiến mang tính cạnh tranh gay gắt nhất kể từ khi chính sách phân biệt chủng tộc Apartheid bị loại bỏ tại nước này vào năm 1994.

Đảng cầm quyền Đại hội Dân tộc Phi (ANC) do ông Jacob Zuma làm chủ tịch được trông đợi  giành chiến thắng nhưng cũng có thể sẽ mất 2/3 số ghế trong Quốc hội.

Đảng này hiện đang gặp phải sự cạnh tranh đến từ 2 đối thủ là đảng Đại hội của nhân dân (Cope), một đảng mới tách ra từ chính ANC hồi năm ngoái, đảng Liên minh Dân chủ, đối thủ lâu đời của ANC.

Ông Zuma tuyên bố trước thềm bầu cử rằng sự xuất hiện của Cope  đã “tiếp thêm sinh lực một lần nữa” cho ANC.

Một số nhà phân tích nhận định cuộc chiến thật sự sẽ diễn ra giữa 2 đảng đối thủ nói trên của ANC để giành vị trí thứ 2.

Không đảng nào trong 2 đảng này muốn hình thành liên minh sau tranh cử.

Hội đồng bầu cử độc lập nhận định lần tổng tuyển cử này sẽ có rất đông cử tri đi bỏ phiếu.

Khoảng 20.000 điểm bầu cử đã được thiết lập để phục vụ cho hơn 23 triệu cử tri có quyền đi bầu hợp pháp.

Nhiều cử tri đã có mặt từ rất sớm và kiên nhẫn xếp thành hàng dài trong thời tiết giá lạnh để chờ đến lúc được vào bỏ phiếu. Đây là điều chưa từng xảy ra kể từ khi có cuộc bầu cử dân chủ tại Nam Phi cách đây 15 năm.

Nhiều cử tri mới là những người trẻ tuổi có rất ít trải nghiệm về cuộc chiến chống lại chủ nghĩa Apartheid, chấm dứt chính sách phân biệt chủng tộc, đàn áp, bóc lột người bản xứ của người da trắng thiểu số, tiến tới xây dựng một xã hội tiến bộ ở Nam Phi. Qua cuộc chiến này, ANC đã giành được thắng lợi và lên cầm quyền.

Trong lần bầu cử này, phe đối lập của ANC tuyên bố sẽ cố gắng cạnh tranh nhằm cản trở ANC thực hiện ý định sửa đổi hiến pháp theo hướng khó truy tố hơn đối với các chính trị gia tham nhũng.

Vài tuần trước khi diễn ra bầu cử, ông Zuma đã bị Cơ quan Công tố quốc gia cáo buộc tham nhũng trong một thỏa thuận mua bán vũ khí của chính phủ. Một lần nữa, ông Zuma đã lên tiếng phủ nhận điều tiếng này. 

Một vài con số về bầu cử

23 triệu cử tri có quyền đi bầu hợp pháp

19.700 điểm bỏ phiếu

9.130 ứng viên trong đó có 3.511 ứng viên nữ

2.000 binh sĩ được triển khai

4.000 quan sát viên trong nước và 153 quan sát viên nước ngoài

  • Tố Uyên (Theo BBC)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Nga và Ukraine tập trận phòng không chung  (22/04/2009)
Trung Quốc: Miền Bắc hạn hán nghiêm trọng, 160.000 người không có nước uống  (22/04/2009)
Nhật Bản có thể xây dựng vệ tinh cảnh báo sớm các vụ phóng tên lửa  (22/04/2009)
Ấn Độ: Lực lượng nổi dậy bắt giữ một đoàn tàu chở gần 500 người  (22/04/2009)
Bangladesh: 5.000 người biểu tình phản đối tình trạng cúp điện thường xuyên  (22/04/2009)
Obama mời các nhà lãnh đạo Trung Đông tới Mỹ đàm phán hoà bình  (22/04/2009)
Thái Lan: Quốc hội họp phiên đặc biệt tìm giải pháp chấm dứt khủng hoảng chính trị  (22/04/2009)
Tajikistan cho phép Mỹ vận chuyển hàng quân nhu quá cảnh sang Afghanistan  (22/04/2009)
ADB: Nhà đầu tư đang trở lại châu Á  (22/04/2009)
Đàm phán liên Triều tạm hoãn do không thống nhất địa điểm tổ chức  (21/04/2009)
Thái Lan đề nghị Interpol hợp tác bắt ông Thaksin  (21/04/2009)
Ấn Độ: Ngân hàng trung ương cắt giảm 25 điểm phần trăm lãi suất ngắn hạn cơ bản  (21/04/2009)
Mỹ sẽ đưa CHDCND Triều Tiên trở lại sách đen các tổ chức tài trợ khủng bố?  (21/04/2009)
EC điều tra gian lận thương mại của một số liên minh hàng không lớn thế giới  (21/04/2009)
Mỹ sẽ không tấn công sào huyệt của hải tặc trên đất liền  (21/04/2009)