Thổ Nhĩ kỳ và Armenia thống nhất “lộ trình” bình thường hoá quan hệ
10:48', 23/4/ 2009 (GMT+7)

Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ hôm 22.4 cho biết, Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia, hai quốc gia láng giềng có nhiều xung đột và chưa thiết lập quan hệ ngoại giao, đã đồng ý một “bộ khung toàn diện” nhằm bình thường hoá quan hệ song phương tại các cuộc đàm phán hoà giải đang diễn ra dưới sự dàn xếp hoà giải của Thuỵ Sĩ.

Tổng thống Abdullah Gul là nhà lãnh đạo đầu tiên của Thổ Nhĩ Kỳ đến thăm Armenia hồi tháng 9.2008 nhằm phá vỡ “tảng băng” trong quan hệ hai nước vốn tồn tại suốt gần 90 năm qua. Ông nói rằng những vấn đề giữa hai nước không nên để cho các thế hệ tương lai giải quyết.

Theo tuyên bố của Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ, Thổ Nhĩ Kỳ và Armenia đang nỗ lực thúc đẩy bình thường hoá quan hệ song phương và phát triển mối quan hệ dựa trên tinh thần láng giềng tốt, tôn trọng lẫn nhau nhằm thúc đẩy hoà bình, an ninh và ổn định cho toàn khu vực.

Hai bên đã thống nhất một lộ trình cho tiến trình bình thường hoá quan hệ hai nước. Thoả thuận này sẽ đem lại một “triển vọng tích cực” để các cuộc đàm phán sắp tới đạt kết quả.

Tuy nhiên, chi tiết cụ thể của thoả thuận không được tiết lộ.

Thổ Nhĩ Kỳ đã đóng cửa biên giới với Armenia từ năm 1993 nhằm ủng hộ Azerbaijan trong cuộc chiến với Armenia xung quanh khu vực tranh chấp Upper Karabakh.

Armenia đã cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ phạm tội diệt chủng vì các nhà lãnh đạo của đế quốc Ottoman của Thổ Nhĩ Kỳ đã tiến hành một cuộc diệt chủng giết hại hơn 1,5 triệu người Armenia trong Thế chiến thứ I và sau đó (từ năm 1915 đến 1923).

Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn khăng khăng bác bỏ cáo buộc này và cho rằng những người Armenia trên đã thiệt mạng trong những vụ bạo động dẫn đến sự sụp đổ của đế quốc Ottoman trong những năm trước 1923.

  • Hồng Hà (theo Xinhua, AFP)
In trang Gửi phản hồi

CÁC TIN KHÁC >>
Tổng Thư ký LHQ: Không thể gửi quân tới Somalia vào lúc này   (23/04/2009)
Ngân hàng đầu tiên của Hamas khai trương tại Gaza   (23/04/2009)
IMF: Thiệt hại hơn 4 ngàn tỷ USD do khủng hoảng tài chính toàn cầu   (23/04/2009)
Nam Phi: Tổng tuyển cử  (22/04/2009)
Nga và Ukraine tập trận phòng không chung  (22/04/2009)
Trung Quốc: Miền Bắc hạn hán nghiêm trọng, 160.000 người không có nước uống  (22/04/2009)
Nhật Bản có thể xây dựng vệ tinh cảnh báo sớm các vụ phóng tên lửa  (22/04/2009)
Ấn Độ: Lực lượng nổi dậy bắt giữ một đoàn tàu chở gần 500 người  (22/04/2009)
Bangladesh: 5.000 người biểu tình phản đối tình trạng cúp điện thường xuyên  (22/04/2009)
Obama mời các nhà lãnh đạo Trung Đông tới Mỹ đàm phán hoà bình  (22/04/2009)
Thái Lan: Quốc hội họp phiên đặc biệt tìm giải pháp chấm dứt khủng hoảng chính trị  (22/04/2009)
Tajikistan cho phép Mỹ vận chuyển hàng quân nhu quá cảnh sang Afghanistan  (22/04/2009)
ADB: Nhà đầu tư đang trở lại châu Á  (22/04/2009)
Đàm phán liên Triều tạm hoãn do không thống nhất địa điểm tổ chức  (21/04/2009)
Thái Lan đề nghị Interpol hợp tác bắt ông Thaksin  (21/04/2009)